Chỉ cần mẩu khăn giấy
72
hai lá bài và
nhìn vào chúng. Nếu không nhìn vào các lá bài,
chúng ta không thể biết cơ hội chiến thắng của mình có thể
là gì, vì thế trò chơi không thể bắt đầu.
Nhưng chỉ nhìn vào các lá bài cũng chưa đủ để biết chúng
nói gì với mình. Tiếp theo, chúng ta phải
thấy được chúng
ẩn chứa điều gì. Chúng có màu gì? Chúng hiện con số hay
chữ cái nào? Chúng thuộc chất gì? Liệu ta có nhận được tất
cả những lá mình nên có? Còn thiếu gì không? Nếu
nhìn
là quá trình bán thụ động để thu thập thông tin trực quan
đầu vào, thì
thấy là quá trình chủ động nhận ra những thành
phần tạo nên cách kết hợp ẩn bên trong chúng.
Một khi đã thấy được những gì mình có trong tay, tiếp theo,
chúng ta phải
hình dung xem những mô hình mới xuất hiện
sẽ phối hợp với nhau như thế nào. Chúng ta phải hình dung
những lá bài mình được chia sẽ tạo ra các cách kết hợp đưa
chúng ta đến chiến thắng ra sao. Chúng ta cũng cần hình
dung ra thứ những người chơi khác có thể sở hữu, và rồi cố
hình dung xem liệu có thể đánh bại họ hay không.
Bước cuối cùng của trò chơi là
trình bài. Cuối cùng, tất cả
mọi người còn theo ván bài đều phải đặt những lá bài của
mình lên bàn và trình ra những gì mình có. Trừ khi có ai đó
trên bàn chơi là một kẻ tháu cáy đại tài với vẻ mặt không ai
đoán nổi và đã qua mặt được tất cả những người khác để
khiến họ bỏ bài quá sớm, không ai có thể chiến thắng cho
tới khi tất cả mọi người trình bài. Điều tương tự cũng đúng
với tư duy thị giác. Dù đã hình dung ra những ý tưởng kỳ