Hoạt động của tâm chẳng khác nào một con rắn hổ mang độc hại có thể
cắn chết người. Nếu chúng ta không động chạm gì đến rắn thì rắn tự nhiên đi
theo con đường của rắn. Dầu cho rắn có độc hại đến đâu cũng chẳng ăn
nhằm gì đến ta. Nếu chúng ta không đến gần rắn hay đụng vào rắn thì rắn
chẳng hề cắn chúng ta. Rắn hổ mang hoạt động theo bản năng của nó.
Chuyện đương nhiên là như vậy. Nếu khôn ngoan, bạn hãy để rắn tự nhiên
đừng đếm xỉa gì đến rắn. Cũng vậy, hãy để mặc cái không tốt ở đó; để nó đi
theo đường lối tự nhiên của nó. Cũng để cái tốt nằm đó; để nó đi theo đường
lối tự nhiên của nó. Đừng nắm giữ vào cái thích hay cái không thích, giống
như trường hợp không đụng đến rắn hổ mang vậy. Người thông minh, trí tuệ
sẽ có thái độ như vậy đối với mọi cảm xúc dấy lên trong tâm mình. Khi điều
tốt hiện khởi hãy để nó tốt như vậy; hiểu biết bản chất của nó. Cũng vậy, khi
điều không tốt hiện khởi hãy để nó không tốt như vậy; để nó thuận theo bản
chất của nó. Chúng ta không muốn động đến chúng vì chúng ta chẳng muốn
gì cả. Chúng ta không muốn cái xấu. Chúng ta cũng chẳng muốn cái tốt.
Chúng ta không muốn nặng, cũng chẳng muốn nhẹ. Không muốn hạnh phúc
cũng chẳng muốn đau khổ. Khi cái muốn của chúng ta chấm dứt thì sự bình
an tĩnh lặng sẽ đến với chúng ta.
---o0o---
07. Cái Gáo Dừa
Tham muốn là một phiền não, nhưng trước tiên phải có ý muốn mới có
thể khởi đầu việc hành thiền. Giả sử bạn đến chợ mua một quả dừa và lúc ra
về có người hỏi:
- Anh mua dừa làm gì?
- Mua để ăn.
- Anh sẽ ăn luôn gáo dừa sao?
- Dĩ nhiên là không.
- Tôi không tin, nếu không ăn luôn gáo dừa, tại sao anh lại mua nó?
Vậy đó, bạn sẽ trả lời như thế nào khi có ai cắc cớ hỏi như vậy?
Chúng ta nảy ra ý muốn hành thiền trước khi thực hành. Nếu không có
ý muốn thực hành đến trước thì sẽ không có việc thực hành. Quán sát như