Đại gia đình I
121
Đối với cha mẹ chồng, chị nên nhờ chồng chị khéo giải
thích với ông bà nội của cháu rằng: Tai nạn có thể xảy ra
với bất kỳ ai, ở đâu, lúc nào. Dù đi đến “nhà nội” hay “nhà
ngoại” chỉ cần một bất cẩn nhỏ thì tai nạn vẫn xảy ra như một
quy luật. Tai nạn là nỗi đau chung. Trong câu chuyện này,
không ai có lỗi cả. Chồng chị nên phân tích và giải thích cặn
kẽ để tìm sự cảm thông, anh ấy cũng dễ thuyết phục ông bà
nội cháu hơn là chị, vốn có thể bị hiểu lầm là bênh vực cha
mẹ ruột của mình. Trong tình huống này vì nỗi đau do tai
nạn, mọi người đổ lỗi cho nhau không phải là giải pháp, mà
chỉ làm vết thương lòng ở mỗi bên bị lở loét thêm. Đừng để
cho tai nạn “mất cánh tay” của con chị tạo ra thêm nỗi đau
“mất tình thân” ở sui gia là điều không nên.
Đối với cha mẹ ruột, chị nên phân tích về tai nạn như đã
nhờ chồng nói với ông bà nội cháu. Chị có thể gợi lại những
hình ảnh thân thương, cảm động đầy trách nhiệm của ông bà
đối với con cháu nói chung và con trai chị nói riêng. Sự phân
tích rõ ràng về tính rủi ro của tai nạn, cùng với sự khẳng định
tình cảm tốt đẹp, trách nhiệm của ông bà với con chị sẽ góp
phần giúp cha mẹ chị buông bỏ được mặc cảm tội lỗi, mặc
dù trên thực tế theo nhân quả và luật pháp, hai ông bà không
có tội lỗi gì cả. Ngay cả trong tình huống cha mẹ ruột của chị
có lỗi đi nữa cũng không nên tự dày vò bản thân, vì cách ứng
xử tiêu cực này sẽ làm cho mẹ chị suy sụp tinh thần trong
khi cha chị sẽ bị ốm nặng hơn. Thậm chí, có thể tạo ra thêm
nhiều bất hạnh khác nữa. Vấn đề là tìm giải pháp, giúp cháu
sớm vượt qua nỗi đau mất tay, chứ không phải là sự trừng
phạt cảm xúc lẫn nhau.
Đối với con trai, chị nên khéo an ủi để cậu ấy có bản lĩnh
vượt qua cơn đau đớn mất tay và mặc cảm khuyết tật. Chị
có thể trích dẫn câu: “Có tật có tài” để khích lệ con chị biến