CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - Trang 151

Đại gia đình I

137

thía về tình người. “Gương vỡ lại lành” là lối ứng xử phù hợp

với đạo lý làm người và đạo Phật.

Là cô giáo dạy Văn, tức dạy cách học làm người, chị

nên rộng lượng quên hết chuyện đã qua, quên đi cách cư xử

của mẹ chồng. Giận chính là kẻ thù của hạnh phúc. Khi nào

trái tim của chị chưa thể bình yên, khi ấy chị vẫn còn tiếp

tục sống trong bất hạnh. Cuộc đời đã có quá nhiều bất hạnh

và khổ đau, quên đi được khổ đau nào là bớt đi nỗi khổ đau

ấy. Đối với người đã có gia đình thì cha mẹ chồng/vợ cũng

chính là cha mẹ mình. Chị rất may mắn có được cha mẹ ruột

rất hiểu biết, dạy chị “phải yêu kính bố mẹ chồng như bố mẹ

đẻ”. Đây là gia tài tinh thần và văn hóa ứng xử rất cần thiết

mà chị đang được sở hữu.

Hận một kẻ thù, thực ra, chỉ làm cho tâm mình khổ đau

nhiều hơn. Hận thù người thân và ở đây là cha mẹ chồng

lại càng khổ đau nhiều hơn nữa. Chấp vào sự hoàn hảo của

người thân, khi bất hạnh xảy ra, ta dễ chìm sâu trong uất hận.

Thương chính mình trong tình huống này là buông xả khổ

đau càng sớm càng tốt. Để “tháo bỏ nỗi hận thù này” chị nên

thực tập một số điều sau đây:

Đón nhận sự làm lành. Không có gì hạnh phúc cho bằng

khi mẹ chồng chị nhận ra được sai lầm và “ngỏ ý làm lành”.

Điều này có nghĩa là bà đã thấy cách cư xử của bà là sai lầm

nên muốn sửa đổi. Thói thường cha mẹ dễ tự ái, do tự trọng

sai lầm, ít khi xin lỗi con cháu. Nếu trước đây chị đã cao

thượng “tặng” luôn cho cha mẹ chồng ngôi nhà duy nhất của

vợ chồng chị thì giờ đây chị mở lòng đón nhận sự làm lành

của mẹ chồng càng chứng minh chị cao thượng hơn. Dù có

lỗi gì đi nữa thì bà cũng chính là mẹ chồng của chị. Đừng

vì lỗi của mẹ chồng mà chị ứng xử lỗi đạo hiếu với bà. Làm

tròn hiếu đạo với cha mẹ hai bên là ứng xử văn hóa có giá trị.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.