Đại gia đình I
135
lại sổ đỏ cho ông bà”. Giải pháp mà chị đề nghị là hay nhất
trong tình huống éo le này: Anh chị phát tâm lo tiền chữa
bệnh và dưỡng bệnh cho cha chồng và xin phép cha mẹ
chồng giữ lại căn nhà do tài chính của anh chị dựng lên trên
mảnh đất được cho. Ở đây, cha mẹ chồng chị đã ứng xử theo
lối suy nghĩ “lẽ đương nhiên phải thế”. Vì đại nghĩa gia đình,
chị đã quyết định cao thượng trả đất và tặng luôn cho cha mẹ
phần căn nhà do tiền của anh chị tích góp nên.
Đừng để nuối tiếc giết chết hạnh phúc
“Của người khác không phải là của mình” không chỉ là
quan niệm tích cực mà còn có khả năng giúp chị vượt qua
nỗi khổ đau do tiếc nuối căn nhà mà anh chị đã chuyển tên
cho cha mẹ chồng. Cảm giác “uất ức và thất vọng” cộng với
phần không khéo xử lý khổ đau đã làm cho chị phải “thuê
nhà ở riêng”.
Nói theo Đức Phật, từ một khổ đau là yêu cầu trả nhà
không đúng của cha mẹ chồng, chị vướng vào nhiều khổ đau
khác. “Buồn bã, đau đớn” trong tâm “khi cất bước ra đi” đã
dẫn đến tình trạng căng thẳng hơn bị bố mẹ chồng tuyên bố “cắt
đứt mọi quan hệ”. Đã mất nhà mà còn mất cả các quan hệ thân
thiết bên nhà chồng. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ
đến hạnh phúc của gia đình chị. Trong hoàn cảnh của chị khó
mà tránh khỏi nỗi đau đớn và uất ức như chị đã trải qua.
Tiếc nuối chuyện đã qua về những mất mát trong đời, ta
có thể đánh mất hoặc giết chết hạnh phúc cần có ở hiện tại.
Hạnh phúc, theo Đức Phật, là sự trải nghiệm và làm chủ cảm
xúc ở hiện tại. Nếu hiểu việc chị trả lại đất và tặng nhà cho
cha mẹ chồng chị là một sự cúng dường, có lẽ chị sẽ đỡ khổ
đau. Cảm giác bị đòi đất và phải bất đắc dĩ trả luôn căn nhà,
đã làm chị không thể sống hạnh phúc được.