142
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
Khi gốc rễ bất hòa trong gia đình chưa được giải quyết
dứt điểm, cái gọi là “không có vấn đề gì lớn” chỉ cần một tác
động nhỏ, từ bên trong hay từ bên ngoài, cũng làm cho vấn
đề không thể “trôi đi yên ả”. Có lẽ, cách “phản đối cực lực”
của chị về vấn đề “ngăn đôi nhà và ăn riêng” giữa cha mẹ
chồng và vợ chồng chị đã chưa đủ “độ chín” của sự khéo léo
cần thiết để vấn đề mâu thuẫn trong gia đình được lắng dịu
và kết thúc. Hai thế giới trong một gia đình thì khó mà sống
hạnh phúc được.
Tôi đồng ý với chị về kế hoạch thương thảo với cha mẹ
chồng “phá vách ngăn, sửa lại nhà cửa”. Để nỗ lực này được
thành công, trước nhất, chị nên chăm sóc cha mẹ chồng như
cha mẹ ruột, lo cơm nước, giặt giũ áo quần, chăm sóc sức
khỏe, thực tâm mang đến hạnh phúc cho cha mẹ chồng. Có
thể khi chị mới nỗ lực làm việc này, cha mẹ chồng, do vẫn
còn hờn dỗi, nên mặt nóng mặt lạnh để thử lòng chị. Chị hãy
thực tập kiên nhẫn với mục đích làm thế nào để trong mắt của
cha mẹ chồng, chị được đánh giá là “dâu thảo và vợ hiền”. Khi
chị đã thành công trong việc làm cha mẹ chồng thay đổi nhận
thức tích cực về chị, lúc ấy, lời thỉnh cầu “phá vách ngăn, sửa lại
nhà cửa” mới dễ dàng được cha mẹ chồng đồng ý.
Trước mắt, nếu chị không bất hiếu với cha mẹ chồng thì
chị đừng nên bận tâm về những lời “nói xấu” với họ hàng
rằng chị “không hiếu đễ với bố mẹ” chồng và các “chuyện
vụn vặt” khác, dù người phát ngôn đó là ai. Đó là chưa nói
đến tình trạng ‘tam sao thất bản” mà trong hoàn cảnh “lấn
cấn” hiện nay của chị, những điều này dễ làm cho người
trong cuộc càng rối rắm thêm.
Những việc nhỏ nhặt như “lời ăn tiếng nói, việc nấu cơm,
đổ rác” đều có thể dẫn đến tình trạng “ghi điểm” hay “mất
điểm” trong mắt cha mẹ chồng và chồng. Do vậy, từ nay trở