Đại gia đình I
143
đi, chị nên lưu ý một số điều sau đây: Thể hiện văn hóa “kính
trên nhường dưới” trong gia đình; thực tập nói lời từ ái, lễ
phép, khiêm cung, dễ thương; tàm việc gì cũng nghĩ đến mục
đích làm cho cả gia đình được hài hòa hạnh phúc. Chị nên
tình nguyện nấu cơm, mời cơm, dọn dẹp, đổ rác, giặt giũ,
chăm nom cha mẹ chồng. Chị cố gắng làm tất cả việc tốt có
thể để làm mới mối quan hệ cha mẹ chồng và nàng dâu. Khi
cha mẹ chồng cảm nhận được hạnh phúc đích thực từ sự hiếu
đễ của con dâu, các cụ sẽ dễ dàng thay đổi quan điểm với vợ
chồng chị. Từ đó, vấn đề “thị phi” về lối sống và ứng xử của
chị trong gia đình chồng có thể sớm kết thúc.
Khi niềm hạnh phúc trong gia đình được sưởi ấm lại, mà
công lao là từ thiện chí tích cực và nỗ lực khéo léo của chị, tôi
nghĩ rằng chồng chị sẽ cảm thấy nhẹ nhõm tinh thần, không còn
bị “kẹt” giữa cha mẹ và vợ nữa, anh ấy sẽ ít đi khỏi gia đình,
huống hồ là đi “qua đêm cuối tuần” thường xuyên. Khi cảm
thấy quá ngột ngạt trong gia đình, một số quý ông có khuynh
hướng đi ra ngoài để tìm không khí thoải mái. Có người sa đà
vào nhậu nhẹt với bạn bè để quên đi hiện thực, rồi nghiện không
gian nhậu và tán dóc. Có người ra phố tìm kiếm và thưởng thức
“phở”, dù vẫn biết đắt tiền và không an toàn... Dù động cơ là gì,
việc trốn khỏi tổ ấm do cảm giác “ngột ngạt” sẽ làm cho hạnh
phúc gia đình ngày càng mất dần. Con cái của anh chị lớn lên
trong bối cảnh cha mẹ chúng bất hòa với ông bà nội sẽ càng bị
ngột ngạt hơn. Chị hãy nghĩ đến điều này để nỗ lực khôn khéo,
nhằm tái lập lại không khí hạnh phúc của gia đình.
***