Đại gia đình I
145
Giới tính của con cái là một nhân duyên
Phật giáo không có khuynh hướng cho rằng giới tính của
con cái là số phận hay định mệnh. Lại càng không phải là
một sự tự nhiên hay ngẫu nhiên.
Sự có mặt của sự sống con người không có nguồn gốc từ
một nguyên nhân “đầu tiên”, dù đó là duy thần, duy vật hay duy
tâm. Sự hiện hữu và tiếp nối của mọi sự sống, theo Phật giáo, là
do nhân duyên, mang tính tương tác, tương duyên, tương thuộc,
ảnh hưởng lẫn nhau, tác động lẫn nhau, chi phối lẫn nhau.
Sự sống con người không phải mới có mặt ở kiếp này.
Sự sống con người là một sự tiếp nối, gần nhất là từ cái chết
của chính con người đó trong kiếp trước. Giới tính của con
cái là một “nhân duyên” vừa mang tính “nghiệp chung” và
vừa mang tính “nghiệp riêng” của cha mẹ và con cái. Nghiệp
riêng là vì giới tính là hệ quả của lối sống, thái độ sống,
khuynh hướng sống của từng người, trải qua một tiến trình
sống với những thói quen được lặp lại như một lập trình.
Nghiệp chung là vì ai cũng sống trong tương quan gia đình
và xã hội, chịu sự tác động và cộng hưởng của người thân
và những người xung quanh, vốn góp phần tạo ra một phần
lối sống và cá tính của con người. Không phải do muốn hay
không muốn mà giới tính của con người được hình thành.
Nhân cách sống và thói quen cá tính trong quá trình sống
đã góp phần quyết định giới tính của người đó trong kiếp kế
tiếp, như một cán cân nhân quả chuẩn xác.
Do đó, tốt nhất, làm cha mẹ, ta nên vui vẻ chấp nhận
giới tính của con cái, hoặc nam, hoặc nữ, thậm chí, đồng
tính nam hay đồng tính nữ. Không ai khi sinh ra có thể tự
lựa chọn giới tính cho mình. Cha mẹ sinh ra con cái cũng
không thể chọn lựa giới tính cho con mình. Khi nhận thức