162
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
Thái độ giữ im lặng của chồng chị trong tình huống này không
phải là ứng xử khôn ngoan, do đó, khó có thể chấp nhận được.
Trên tinh thần này, chị nên lưu tâm một số điều sau đây:
Tuổi tác và tâm lý vợ chồng
Dẫu không phải là chân lý bất di bất dịch với mọi tình
huống, trong quan hệ vợ chồng, người lớn tuổi hơn thường bị
lệ thuộc tâm lý, và do đó trở nên phụ thuộc vào người bạn đời
nhỏ tuổi hơn mình. Theo thông tin do chị cung cấp, chồng
chị hơn chị gần 20 tuổi, đã từng có một đời vợ và hai cô con
gái và không hạnh phúc với vợ trước.
Thông thường trong tình huống này, khi lấy được chị,
một người đảm đang, hiểu biết và hy sinh là một diễm phúc
đối với người chồng, theo đó, chồng chị sẽ nâng niu, gìn giữ,
quý trọng chị. Biểu hiện yêu thương thông thường của người
chồng lớn tuổi nhiều hơn vợ là anh ấy sẽ sợ mất vợ và do
vậy, anh ấy sẽ không muốn rời xa vợ; thể hiện sự quan tâm,
chăm sóc, chiều chuộng vợ hết mực. Đằng này, chỉ mới sau
hai năm chung sống, anh ấy đã “trở nên lạnh nhạt”, “ra thuê
nhà ở riêng” và “ly thân” vợ sáu tháng dài. Nếu anh ấy “rất
thương chị” như anh ấy thường nói với chị, thì lối ứng xử của
anh ấy không thể hiện tính logic và không hợp lý. Nói cách
khác, ứng xử của chồng chị đối với chị là bất bình thường,
cần được ghi nhận và đánh giá nghiêm túc để sớm tìm ra giải
pháp thích hợp, cứu vãn tình thế bi đát. Theo tôi, chồng chị
có thể rơi vào một trong các tình huống sau đây:
Anh ấy “bất bình thường”
Dựa vào nội dung chị mô tả về ứng xử của chồng chị
thấy rằng có một khoảng cách rất lớn giữa lời anh ấy nói và
việc anh ấy đang làm. Nếu thật sự chồng chị “rất thương” chị
thì anh ấy không thể “lạnh nhạt” với chị, một người có ưu