Đại gia đình I
163
điểm hơn anh ấy nhiều mặt. Trong tâm lý thực tiễn, động từ
“thương” và thái độ “lạnh nhạt” không thể song hành, huống
chi là cùng tồn tại trong quan hệ vợ chồng.
Ngoài sự mâu thuẫn nêu trên, nếu anh ấy còn có những
lối ứng xử mâu thuẫn tương tự như giữa ước muốn và hành
động, giữa hành động với lời nói… thì anh ấy chắc hẳn có
vấn đề bất bình thường về tâm lý, hoặc nếu nặng hơn, có vấn
đề tâm thần.
Để xác định bản chất tình huống nếu các ứng xử mâu
thuẫn của anh ấy được ghi nhận là nhiều hơn và mang tính
thường xuyên, chị nên khuyên anh ấy đến khám chuyên khoa
về tâm thần tại bệnh viện tâm thần. Sự điều trị bệnh tâm thần
kịp thời và đúng cách trong giai đoạn mới manh nha này sẽ
giúp anh ấy sớm bình phục, một việc làm vốn có khả năng
tái xây dựng hạnh phúc vợ chồng của chị và anh ấy, biết đâu
có thể cứu vãn cuộc hôn nhân đang đứng trước bờ vực thẳm.
Phức cảm tâm lý
Nếu anh ấy không có những biểu hiện mâu thuẫn khác
như giả thiết nêu trên, anh ấy có thể thuộc dạng phức cảm
tâm lý. Dẫu không phải là một bệnh lý tâm thần, phức cảm
tâm lý trong quan hệ vợ chồng có thể trở thành mối đe dọa
làm mất dần “lửa” tình yêu giữa hai vợ chồng. Nếu phức cảm
tâm lý của chồng chị là một rối loạn tâm lý, dẫn đến rối loạn
hành vi ứng xử nhất thời thì công việc chị nên làm là tìm hiểu
nguyên do, giúp chồng khắc phục và vượt qua. Thành công
từ nỗ lực này là cách mang lại hạnh phúc cho gia đình chị.
Nếu phức cảm tâm lý của chồng chị trở thành thói quen ứng
xử, chị sẽ khó kiên trì để giữ lửa vợ chồng. Nếu sau khi nỗ
lực giúp chồng thay đổi tích cực mà không hiệu quả, chị nên
điều chỉnh chính mình để làm quen với tình trạng bất bình