6
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
con chị từ thái độ “hận thù” vô cớ trở nên “biết trân trọng
những gì bố dượng đã dành cho cháu”, chị cần thực hiện một
số nỗ lực sau đây.
Đối với con trai: Chị nên theo dõi diễn biến tâm lí của
cháu hơn là quá lo lắng cho cháu. Việc quan tâm tới cháu
một cách sáng suốt (không cáu gắt, không quở trách) sẽ giúp
chị không tự dày vò cảm xúc của mình, trong khi sự lo lắng
quá mức chỉ làm cho chị khó có thể tiếp nhận trọn vẹn hạnh
phúc đang có. Hơn nữa, cháu còn quá nhỏ để phán đoán đâu
là đúng, đâu là sai, đâu là nguyên nhân ly dị của bố mẹ. Do
ý thức chưa phát triển trọn vẹn, cháu có thể suy luận rằng bố
dượng làm cùng cơ quan với mẹ nên hai người đã yêu nhau,
vì thế nên mẹ và cha ruột cháu mới ly dị. Chị không phải
nói nhiều với cháu như nói với một người lớn, chỉ cần nói:
“Bố dượng con vào cơ quan mẹ sau khi mẹ đã ly dị bố ruột
con, nghĩa là mẹ mới biết bố dượng sau khi chia tay cha ruột
con”. Không cần phải thanh minh nhiều vì không cần thiết
và có thể làm cho vấn đề trở nên rắc rối. Điều quan trọng là
mỗi khi chồng chị chăm sóc và lo lắng cho cháu, chị nên nói
với cháu rằng bố rất thương con. Chỉ cần cho cháu biết tình
thương mà bố dượng dành cho cháu là đặc biệt trong các tình
huống cụ thể thì nỗi ám ảnh “bố dượng cướp chỗ cha ruột”
sẽ không còn nữa. Khi đến tuổi dậy thì, cháu bắt đầu biết yêu
thì tự động cháu sẽ thay đổi thái độ ứng xử tiêu cực. Lúc ấy,
cháu sẽ thương bố dượng nhiều hơn.
Đối với chồng: Chị cần bày tỏ niềm hạnh phúc lớn lao
khi chị có được anh ấy làm chồng và làm bố dượng của cháu.
Chị phải bày tỏ cho anh ấy biết được các giá trị đặc biệt về
sự có mặt của anh ấy trong cuộc đời chị và gia đình chị. Khi
cảm nhận được điều này, các “thái độ hận thù vô cớ” của
cháu đối với chồng chị sẽ không còn là mối bận tâm hay