186
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
Ngày Vu Lan, ngày Báo hiếu đã ăn sâu vào tâm khảm của
người Phật tử, vào lòng người Việt Nam và thật sự trở thành
nét văn hóa độc đáo. Hiếu được xem như một thứ tình cảm
thiêng liêng và cao đẹp nhất trong các thứ tình cảm của loài
người. Hiếu là chất liệu cho cuộc sống, là hương thơm cho
đời, là hành trang vô giá và không thể thiếu vắng ở bất kỳ
người nào. Hiếu phản ánh đời sống văn hóa và đạo đức của
xã hội. Hiếu phân định nhân cách, tri thức của con người.
Hiếu là chất liệu sống muôn thuở. Nói đến Hiếu là nói đến
điều cao đẹp nhất, thiêng liêng nhất đối với mọi người.
Năm trách nhiệm hiếu thảo
Trong kinh Thiện Sinh (thuộc Trường Bộ Kinh II. 542),
sự hiếu thảo của người con được trình bày qua 5 trách nhiệm
đạo đức sau đây:
(1) Tôi nuôi dưỡng cha mẹ
Sự chăm lo đến đời sống vật chất của cha mẹ ở đây cho
thấy đạo Phật rất thực tiễn. Người con hiếu thảo không chỉ
biết vâng lời cha mẹ, làm việc tốt cho gia đình và xã hội mà
trước tiên và hơn hết lo phần đời sống vật chất cho cha mẹ
mình. Chăm lo đời sống vật chất ở đây bao gồm việc dâng
tặng cho cha mẹ tiền chi tiêu, quà quý, thuốc thang, sự thăm
viếng khi cha mẹ đau ốm hay không còn sức lao động.
(2) Làm tròn bổn phận đối với cha mẹ
Ý thức trách nhiệm làm tròn bổn phận của một người con
là điều quan trọng thứ hai trong đạo hiếu thảo của người Phật
tử. Lời dạy này mặc dù rất bao quát nhưng có ý nghĩa đạo
đức rất lớn. Khi còn ngồi dưới mái trường, việc làm trọn bổn
phận của người con đối với cha mẹ là vâng lời thầy cô, học
hành chăm chỉ, thu hoạch kiến thức để làm nền tảng trí thức và