CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - Trang 226

212

I

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

bằng chứng sống chùa Bồ Đề buôn bán trẻ em”… (ngụ ý thủ

phạm là chùa Bồ Đề) là một hành động ác ý, có sức mạnh

“châm dầu vào lửa” lên chùa Bồ Đề nói riêng và Phật giáo

nói chung. Quý độc giả đừng để mình bị lạc dẫn bởi cách tráo

đổi chủ ngữ lắt léo của một số nhà báo và các trang mạng xã

hội, mà kết tội oan cho chùa Bồ Đề ở ngữ cảnh cụ thể và từ

thiện Phật giáo ở ngữ cảnh lớn hơn.

Đạo đức trong truyền thông nên trở thành “cán cân lương

tâm” của những người tham gia vào lĩnh vực thuộc “quyền

lực thứ ba” này. Như người xưa từng nói “nhất ngôn khả dĩ

hưng bang, nhất ngôn khả dĩ táng bang”, một ngộ nhận trong

truyền thông, dù do sơ suất hay cố tình, có thể tạo ra các bất

ổn xã hội lâu dài và rộng lớn. Đây là điều người làm truyền

thông không nên quên.

Trách nhiệm thuộc về ai?
Câu hỏi “trách nhiệm thuộc về ai?” không chỉ có chức

năng truy tìm nguyên nhân, mà còn có tác dụng tìm kiếm

giải pháp. Đổ lỗi cho nhau không phải là giải pháp. Do đó, tìm

nguyên nhân và giải pháp cho câu chuyện buồn ở chùa Bồ Đề

chính là góp phần chấn chỉnh hoạt động của các trung tâm Bảo

trợ xã hội của nhà nước và thiện nguyện trên toàn quốc.

Trong quan hệ tương quan, vụ mua bán trẻ em xảy ra tại

chùa Bồ Đề không thể quy riêng trách nhiệm cho Ni sư Đàm

Lan – Trụ trì chùa Bồ Đề, mặc dù Ni sư Đàm Lan là người

phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Ở đây, phải nói rằng cũng có

sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan nhà nước về các cơ sở

chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, tật nguyền. Đây là bài

học về quản lý nhà nước về công tác quản lý các cơ sở thiện

nguyện. Đề cập đến trách nhiệm liên quan, chúng ta không

thể chỉ đổ lỗi toàn bộ vụ việc lên chùa Bồ Đề, mà không làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.