CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - Trang 225

Tín ngưỡng: Đúng và sai I

211

thiện, góp phần làm vơi đi nỗi khổ niềm đau của những

người kém may mắn. Nhịp cầu nhân ái này làm cho tình

người được tỏa sáng, cuộc sống này trở nên hiền thiện và yêu

thương nhau hơn.

Trách nhiệm của giới truyền thông
Bên cạnh những nhà sư và sư cô thực hành lòng từ bi và

nhân ái qua các hoạt động từ thiện như thành lập Tuệ tĩnh

đường, dưỡng lão viện, cô nhi viện… trong xã hội chúng

ta, có hàng triệu tấm lòng sẵn sàng góp bàn tay tình thương

nhằm “chắp cánh” cho các hoạt động thiện nguyện chứa

đựng các giá trị nhân văn cao quý.

Theo Phật giáo, việc làm thiện cho đời cần được nhân

rộng bằng thái độ vô ngã và tâm vị tha, thông cảm nỗi khổ

niềm đau của tha nhân như chính vấn nạn của bản thân. Các

hoạt động từ thiện và nghĩa cử cao thượng đó ít được giới

truyền thông giới thiệu, quảng bá. Ngược lại, các thông tin

xấu lại được chắp cánh bay xa. Thật đáng buồn! Cũng có một

số nhà báo lợi dụng vào quyền lực của truyền thông đưa một vài

“cái xấu cá biệt” lên thành “phổ biến”. Thay vì tán dương cái

thiện để cái thiện được xã hội hóa, người làm truyền thông thiếu

đạo đức nghề nghiệp thường đánh tráo các khái niệm, chủ ngữ

và vị ngữ dẫn đến những ngộ nhận đáng tiếc.

Trong trường hợp xảy ra ở chùa Bồ Đề, thay vì thông

tin rằng “Bảo mẫu Trang bán trẻ em ở chùa Bồ Đề” (bảo

mẫu Trang là thủ phạm tội ác), thì một số nhà báo và trang

mạng cố tình ghi sai chủ ngữ “Chùa Bồ Đề buôn bán trẻ

em”, “Đường dây mua bán trẻ em qua chùa Bồ Đề”, “Sự

thật khủng khiếp về chùa Bồ Đề: kênh trung gian mua bán

con nuôi”, “Chùa Bồ Đề sau vụ bán trẻ sơ sinh”, “Thực hư

tin đồn chùa Bồ Đề mua bán trẻ em bị bỏ rơi”, “Tóm gọn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.