Tín ngưỡng: Đúng và sai I
209
quan tâm của chị cũng như nhiều độc giả khác, tôi mong chị
và quý độc giả nên lưu ý những vấn đề sau đây:
Nhà dột có nơi
Vụ bảo mẫu Trang lợi dụng sự lỏng lẻo về phương diện
quản lý của chùa Bồ Đề đã buôn bán trẻ em, gây ảnh hưởng
tiêu cực đến hình ảnh Phật giáo nói chung và hoạt động từ
thiện Phật giáo nói riêng, thực chất chỉ là trường hợp cá biệt.
Khái niệm “nhà dột có nơi” là hình ảnh chuẩn xác có thể
sử dụng để mô tả về tình trạng buôn bán trẻ em tại một trung
tâm từ thiện (dù là của nhà chùa hay nhà nước). “Cơn bão tố”
truyền thông, theo hướng tả thực có, theo cách lợi dụng câu
view cũng có, đã lạc dẫn độc giả đến độ, nhiều độc giả, trong
đó có chị và nhiều Phật tử lầm nhận rằng đây là hiện tượng
phổ biến. Từ sự ngộ nhận ngữ cảnh do tác động lạc dẫn của
giới truyền thông, nhiều người “thực sự hoang mang” rồi trở
nên hoài nghi khi tự vấn “không biết có nên tiếp tục làm từ
thiện nữa hay không?”
Thái độ hoài nghi về các hoạt động từ bi, nhân ái và thiện
nguyện… có khuynh hướng làm “thui chột” niềm tin cao cả
của con người vào việc từ thiện là điều nên tránh. Dầu không
thể phủ định trách nhiệm của người đứng đầu chùa Bồ Đề
trong việc quản lý lỏng lẻo dẫn đến sự việc đáng tiếc, các nhà
báo và độc giả không nên quy chụp khi đọc được các tít báo
kiểu như “Chùa Bồ Đề buôn bán trẻ em”! Thực ra trong vụ
việc này, bảo mẫu Trang buôn bán trẻ em, chứ chùa Bồ Đề
không làm việc thất đức đó.
“Cửa chùa” trong văn hóa Phật giáo Việt Nam còn được
gọi là “cửa từ bi và trí tuệ”. Thực hiện mở cửa từ bi, Tăng Ni
thường làm các công tác từ thiện, trong đó, cô nhi viện là một