CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - Trang 221

Tín ngưỡng: Đúng và sai I

207

cả năm. Sợ bị quy trách nhiệm về những chuyện không hay,

nhiều người kiêng cữ xông đất nhà người khác nếu không

được mời. Nhân quả tốt xấu mới thực sự là yếu tố quyết định

hạnh phúc hay khổ đau của mỗi người.

• Tương tự như vậy, dù xuất phát từ ý muốn tốt đẹp, các

tục kiêng cữ ngày xuân khác như cất khăn tang trong ba ngày

Tết, không để đổ vỡ gương, ly, tách, chén, bát; không để

quên đồ (mũ, khăn, dù...) ở nhà người khác; không cho nước;

không đi mượn, không cho vay; không xin lửa, không cho lửa;

không treo tranh ảnh có nội dung xui xẻo; không ăn trứng vịt,

tôm; không mở tủ; không khai trương, không xuất hành mùng

5... là những tập tục ngày Tết đượm chất mê tín, không có cơ sở

khoa học, không có quan hệ nhân quả kéo theo. Do vậy, chúng

ta không nên sợ, không nên tiếp tục kiêng cữ.

Riêng các tục kiêng cữ khác như kiêng khóc lóc, không

buồn tủi; kiêng nói to, cãi nhau, nói xấu, chửi lộn, mắng

nhiếc người khác; không dùng từ “chết”;... vì liên hệ đến

những nghiệp xấu nên mọi người cần tránh, không chỉ trong

những ngày Tết, mà phải trong từng thời khắc để không trực

tiếp hay gián tiếp mang lại khổ đau cho người khác. Các

kiêng cữ này không chỉ là văn hóa ứng xử tốt đẹp giữa con

người với con người, mà còn là ứng xử đạo đức có ý nghĩa

nhân văn cao đẹp, cần được nhân rộng đối với mọi người, ở

mọi nơi và mọi chốn.

Nhìn chung, khi hiểu được tập tục kiêng cữ nào mang

màu sắc mê tín, ta nên nỗ lực xóa bỏ một cách mạnh dạn,

không sợ hãi. Đồng thời, ta phải có ý thức giữ gìn các phong

tục, tập quán có giá trị văn hóa, để các hành xử của chúng ta

góp phần mang lại hòa khí, nuôi lớn tình thân, phát triển tình

người, nhờ đó, ngày Tết cũng như ngày thường đều được vui

vẻ và hạnh phúc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.