Tín ngưỡng: Đúng và sai I
205
Có nhiều lộc lì xì trong ngày xuân được hiểu là năm đó gặp
nhiều thuận duyên và may mắn trong cuộc sống.
Nhiều nơi ở Việt Nam, Tết không chỉ tặng nhau tiền lì xì
mà còn là dịp tặng nhau các món quà có ý nghĩa như bánh
chưng, bánh tét, mứt, trà và các loại quà văn hóa... Dù giá trị
vật chất của quà Tết có thể không bao nhiêu nhưng ý nghĩa
xã hội thể hiện qua sự kính trọng, yêu quý và quan tâm đến
nhau là rất lớn, góp phần xây dựng tình người.
Nói cách khác, chúc Tết, lì xì tiền và tặng quà văn hóa
cho nhau là cách thiết thực tăng cường tình cảm cao quý giữa
người với người. Đối với người thân, đây là cách thể hiện sự
quan tâm, chia sẻ có ý nghĩa văn hóa và nhân văn.
Tục kiêng cữ ngày xuân
Nhiều nơi ở miền Bắc, người ta vẫn còn giữ điều kiêng cữ
mang màu sắc mê tín dị đoan. Do quan niệm “có kiêng có lành”,
nhiều kiêng cữ không chứa đựng ý nghĩa hay giá trị gì, ngược
lại chỉ làm cho con người sợ hãi và bị ám ảnh lại trở thành thói
quen khó bỏ. Nhiều người tự an ủi rằng “thà làm dư thừa hơn là
thiếu” nên các tục kiêng cữ ngày xuân không có cơ sở khoa học,
không có ý nghĩa xã hội... lại có sức sống mãnh liệt.
Theo Phật giáo, việc lành đến với con người không phải
do sự kiêng cữ của con người, mà nó là kết quả của hành
vi, lối sống tốt lành, môi trường thuận lợi, cộng hưởng tích
cực... Khi quan niệm “đầu năm suôn sẻ thì trọn năm thuận
lợi” được nâng lên thành một quan niệm văn hóa, tục kiêng
cữ đầu xuân trở thành quy chuẩn không thể thiếu hay trái
ngược đối với nhiều người.
Thật ra, “suôn sẻ ” chỉ là một phần của thuận duyên, yếu tố
cần thiết dẫn đến kết quả như mong đợi. Tùy theo tình huống,