Tín ngưỡng: Đúng và sai I
203
miền Nam, nơi chị được sinh ra, và miền Bắc, nơi sinh của
chồng chị. Tôi tin rằng khi chị thích nghi được với nền văn
hóa khác với Việt Nam trong suốt 20 năm qua, việc chị cần
thích nghi với các phong tục miền Bắc sẽ không phải là quá
khó. Vì cùng thừa hưởng di sản văn hóa Việt Nam, phong tục
ngày xuân bao gồm tục kiêng cữ giữa miền Bắc và miền Nam
không khác biệt nhiều lắm, phần lớn mang màu sắc mê tín, có
gốc rễ văn hóa dân gian của người Việt từ hàng ngàn năm.
Nếu phong tục được hiểu là thói quen lâu đời của một dân
tộc, cộng đồng thì không phải tập tục nào cũng đáng nâng lên
tầm văn hóa. Trên thực tế có các tập tục mang tính mê tín dị
đoan, không chứa đựng các ý nghĩa tích cực cho xã hội và
nhân sinh thì nên tránh. Do vậy, để đón xuân, vui xuân có
nhiều giá trị, chị nên phân biệt đâu là những kiêng cữ ngày
xuân thuộc dạng mê tín dị đoan vốn chỉ mang lại nỗi sợ hãi
và ám ảnh nhưng lại không có giá trị đích thực, và đâu là tập
tục xuân có ý nghĩa văn hóa và nhân sinh, cần được giữ gìn
như bản sắc văn hóa của dân tộc ta. Trên tinh thần này, chị
nên khảo sát các tập tục ngày xuân như sau:
Tục chuẩn bị ăn Tết
Vào những ngày Tất niên, người Việt dù ở bất kỳ nơi nào,
trong nước hay nước ngoài, có thói quen cùng nhau dọn dẹp
nhà cửa cho ngăn nắp, sơn phết lại nhà cửa, lau chùi tủ thờ,
trang trí bàn ghế, chưng nhiều kiểng đẹp và hoa tươi (như
hoa mai ở miền Nam và hoa đào ở miền Bắc), cúng mâm ngũ
quả, treo tranh Tết, câu đối đỏ, nấu bánh chưng, gửi thiệp
xuân đến người thân,... Văn hóa chuẩn bị Tết của dân tộc
Việt Nam có ý nghĩa “tưởng thưởng cho chính mình và gia
đình” vào những xuân sắp đến.
Chuẩn bị mọi thứ mới mẻ như để khép lại những điều đã