CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - Trang 218

204

I

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

qua, tượng trưng cho việc khép lại các khó khăn, bất hạnh

(nếu có) trong năm cũ. Không truy ức quá khứ, nhất là quá khứ

bất hạnh và khổ đau. Theo Phật giáo, việc truy cứu quá khứ sẽ

chỉ hâm nóng khổ đau trong ta thêm một lần nữa. Tại tình huống

đó, người luôn bị giằn vặt bởi ký ức quá khứ sẽ biến mình thành

nạn nhân. Do đó, khép việc đã qua với quá khứ là cách vẫy tay

chào với những điều không may mắn của năm trước.

Chuẩn bị mọi thứ mới mẻ trước Tết còn có ý nghĩa là

mong một năm mới có nhiều triển vọng đẹp như thành công,

hạnh phúc, thịnh vượng, phát triển; ông bà, cha mẹ mạnh

khỏe, con cái hiếu hiền, học giỏi, mọi người bình an, gia đình

phát đạt, an vui.

Với các ý nghĩa tích cực và thiết thực vừa nêu, tục chuẩn

bị ăn Tết cần được giữ gìn như một nét đẹp văn hóa Việt.

Tục chúc Tết, lì xì và biếu quà
Trong những ngày tống cựu nghênh tân, người Việt

thường nhớ câu: “Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng

ba Tết thầy”. Quan niệm này đã trở thành nếp sống văn hóa

tốt đẹp của người Việt trên khắp thế giới. Theo tục này, con

cái dù làm ăn ở đâu đều về quê nhà chúc thọ cha mẹ, ông bà.

Theo thông lệ, con cái và cháu lần lượt chúc tụng cha mẹ,

ông bà... sức khỏe, tuổi thọ, hạnh phúc và những đều tốt lành.

Đáp lại, cha mẹ chúc phúc đến con cháu, anh chị em chúc

lành cho nhau. Đây là văn hóa quan tâm, thể hiện tình thân

thương đối với người ruột thịt. Đây là việc làm không thể

thiếu, và đã trở thành nét văn hóa ứng xử ngày xuân.

Sau lời chúc năm mới an lành, ông bà, cha mẹ, người lớn

sẽ tặng lộc bằng tiền cho con cháu và người nhỏ hơn. Tiền

lộc này thường để trong phong bao lì xì màu đỏ, thể hiện sự

mong ước các điều may mắn đến với người thân thương.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.