236
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
nhớ rằng hạnh phúc của gia đình luôn bao gồm “của chồng,
công vợ” nên chị đừng nghĩ rằng chị là “người đàn bà ăn
bám chồng”. Tìm cho mình một công việc thích hợp, nỗ lực
làm ăn, dù tiền lương không như mong đợi, sẽ giúp chị vượt
qua ám ảnh “ngồi không để chồng nuôi”. Tập trung vào công
việc với tinh thần trách nhiệm và cam kết, tâm chị sẽ không
còn thời gian để lo lắng, buồn rầu, mặc cảm, khổ đau về các
ứng xử của người chồng gia trưởng, nhờ đó sống hạnh phúc
và có ý nghĩa hơn.
Tìm kiếm sự cảm thông và chia sẻ
Khi hôn nhân của chị với anh ấy đang còn hiệu lực,
mọi giải quyết vấn đề nên dựa vào tinh thần trách nhiệm về
những gì mà hai bên đã gây dựng và tạo nên. Trong quan hệ
gia đình, anh ấy là chồng chị và chị là vợ anh ấy. Sự thật này
không thể phủ nhận. Các trục trặc trong gia đình chị dẫn đến
việc hai vợ chồng chưa có được sự đồng cảm, chia sẻ, là do
anh ấy chưa tìm hiểu và cảm nhận những đau khổ ở chị.
Cá tính không muốn thua ai của anh ấy đã tạo ra tình thế
không quan tâm đến vợ. Người gia trưởng thường hay cục
cằn. Kẻ cục cằn thì thích nói ngọt, nói vui, ứng xử hoan hỷ
của đối tác, ở đây chính là chị với tư cách làm vợ của anh ấy
và là mẹ của con anh ấy.
Để giúp anh ấy vượt qua thói “mắng mỏ, nhiếc móc”, chị
cần trau dồi ba phương diện truyền thông sau đây. Lời hòa
giải, hòa hợp và thân ái sẽ giúp chị không đổ thêm dầu vào
lửa sân hận và gia trưởng của chồng, nhờ đó, chồng không
bị lâm vào nết xấu. Lời lịch sự, không văng tục, không nặng
nhẹ, không hờn trách của chị sẽ giúp anh ấy không thể hồi
đáp thô bạo với chị. Lời ái ngữ thể hiện sự quan tâm, quý
mến, nhẹ nhàng trong ngữ điệu và đậm chất thương yêu