CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH - Trang 249

Chuyển hóa tâm I

235

thông và mong chị không nên bi quan với “tâm trạng u sầu

suốt đời”, vì mọi thứ có thể thay đổi được, ngay cả cá tính

khó khăn, cục cằn và gia trưởng của chồng chị. Để có được

tư tưởng thoải mái, chị phải xem đó là cái quyền quan trọng

của bản thân và nỗ lực đạt được nó đúng phương pháp.

Nhận diện tác hại của thói gia trưởng
Về phương diện lịch sử, thói gia trưởng có từ thời phong

kiến, khi xã hội có khuynh hướng trọng nam khinh nữ, giới

hạn các quyền căn bản của người nữ, khi chỉ trao cho họ vai

trò chăm sóc chồng con và gia đình. Về phương diện nhân

cách, thói gia trưởng có mặt với chồng do tính cách độc đoán

và bao biện, khi chồng chị nghĩ rằng mình giỏi hơn vợ mọi

mặt và chỉ có quyết định của mình là đúng. Từ đó, dẫn đến

tình trạng anh ấy “tự làm và tự quyết”, không thích “bàn bạc

hay hỏi ý kiến” vợ. Với lối sống này, chồng chị trở nên “khô

khan”, cứng nhắc, và sẵn lòng “mắng mỏ, nhiếc móc” vợ để

đổ thừa, khi “công việc không suôn sẻ”.

Thói gia trưởng thường đồng hành với thói bạo hành, khi

các mệnh lệnh ích kỷ, không được tuân phục. Tình trạng tự cô

lập hoặc bị vợ con cô lập, mất dần sự yêu quý của người thân sẽ

xuất hiện với người chồng gia trưởng. Nỗi đau hôn nhân sẽ gặm

nhấm cả hai người, đẩy gia đình vào sự bế tắc, không lối thoát.

Dù là thời xưa hay thời nay, sống với chồng gia trưởng,

người vợ sẽ mất dần tiếng nói trong gia đình, không có “tí

quyền của người làm vợ”, luôn hứng lấy các áp lực nặng

nề, dẫn đến các bất ổn tâm lý như căng thẳng, buồn chán và

trầm cảm. Để vượt qua khổ đau của bản thân và giúp chồng

chuyển hóa, chị không nên tiếp tục “khóc một mình”, cảm

giác “như người thừa trong nhà” và tệ hơn là mặc cảm cho

rằng mình chỉ là “người làm và sinh con, chăm con”. Nên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.