262
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
người trên toàn thế giới. Khi nhận thức được rằng tổn thất là
một hữu thể tiềm tàng và đôi lúc hiện hữu thực trong từng sự
vật và diễn trình, ta giảm bớt được các cảm giác chua xót khi
thất bại xảy ra với bản thân và người thân. Đối chiếu những
người xung quanh với các tổn thất lớn hơn, ta dường như có
được sự an ủi vì mình không phải là trường hợp tệ hại nhất.
Do vậy, thay vì chìm trong khổ đau do thất bại ta hãy hướng
tầm nhìn về một phương trời tươi sáng, lạc quan, để nỗ lực
làm những gì có thể đạt được trong tầm tay.
Để thất bại mà ai cũng phải trải qua trong đời không trở
thành vị đắng, chúng ta không nên vướng kẹt vào nỗi ám ảnh
ê chề trước sự thế được mất, hơn thua. Thất bại tạo ra cảm
giác ngậm ngùi, buồn tủi, uất hận, như một hồn ma ám ảnh.
Cứ mỗi lần nhớ đến những thất bại, ta không khỏi đau xót
như một điệp khúc lẩn quẩn, không có lối thoát.
Có người phải mất nhiều năm mới thoát ra được những
cảm giác mất mát đã qua. Sự thất bại đã kết thúc với quá khứ,
vốn không còn nữa, nhưng lại có thể trói buộc ta trong vũng
lầy của tuyệt vọng. Mỗi khi ký ức hiện về, nỗi đau về thất
bại lại trỗi dậy. Do vậy, hãy để sự vật, sự kiện trôi qua trên
bề mặt của ngày tháng, không nên để chúng đọng lại trong
tâm thức của ta. Hồi tưởng về khổ đau do thất bại làm ta đau
đớn, ngậm ngùi, xé lòng và rồi đẩy ta đến bờ vực thẳm buồn
thảm. Lăng kính ký ức về khổ đau quá khứ trở nên phức tạp,
đan chéo ngang dọc trong kho tàng tâm thức. Do vậy, thay vì
đăm chiêu về mảng tối của thất bại, người khôn ngoan hãy
nỗ lực rộng mở tâm hồn, sẵn sàng tiếp nhận cái mới, thể hiện
lòng khoan dung với mọi người, trong đó có bản thân; từ đó,
mở ra các thời cơ được mọi người giúp đỡ, hợp tác.
Tập nhìn cuộc đời bằng con mắt quán chiếu để thấy rõ
mọi thứ đang diễn ra. Đừng quá quan tâm đến bản thân mình,