Chuyển hóa tâm I
263
những nhu cầu, những điều được mất, ta sẽ trải lòng với thế
giới bằng một nhãn quan yêu đời. Đổ lỗi cho thời cuộc, oán
hận cuộc đời, thù ghét đối phương,... không phải là giải pháp
khôn ngoan cho bế tắc và thất bại. Các nhận thức tích cực có
khả năng giúp ta sống tự tin hơn, biết tận dụng thất bại như
một bài học có giá trị trong cuộc đời, ít nhất giúp ta không
vấp ngã lần thứ hai, và nếu có, vẫn có thể mạnh dạn đứng dậy
thêm vài lần nữa, cho đến lúc nắm chắc được thành công và
hạnh phúc trong tầm tay.
Nợ nần do thua lỗ không phải là kết cục thảm hại
Khi suy nghĩ nợ nần là một kết cục, nhiều người không
còn tinh thần phấn đấu, vượt qua và vươn lên trong đời. Nợ
nần chồng chất là hậu quả của đầu tư sai lầm, làm ăn thua
lỗ, những tác động tiêu cực đa chiều từ nền kinh tế suy thoái
toàn cầu và nhiều nguyên nhân khác nữa. Khi vướng phải nợ
nần, ta dường như đang đối diện trước tình thế không còn cơ
hội. Nhiều người, do vậy, đã suy nghĩ tiêu cực, chán chường,
giao phó vận mệnh mình cho thế cuộc vần trôi như chiếc lục
bình chẳng biết rồi sẽ đi về đâu. Từ suy nghĩ tiêu cực này, người
bị xiết nợ đã dần dà đánh mất phương hướng trong đời.
Để vượt qua trạng thái yếm thế này, ta nên lưu tâm rằng thất
bại không có nghĩa là không còn cơ hội để làm lại từ đầu. Để
thay đổi tình huống, để cải thiện bản thân và để biến những ước
mơ có giá trị trở thành hiện thực trong cuộc sống, ta hãy tin rằng
mọi việc không như ý rồi sẽ phải kết thúc. Lo âu quá mức về nợ
nần thường làm cho quá trình lão hóa xảy ra sớm hơn.
Trong mọi tình huống, không nên khép kín cơ hội tiếp
xúc với mọi người. Chị hãy khuyên anh chơi thể thao phù
hợp với thể trạng, nhờ vận động toàn thân giải phóng được
những căng thẳng và lo lắng không cần thiết. Nhờ sức khỏe