270
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
không, cộc lốc, xưng hô “anh, tôi”, thiếu sự tế nhị cần thiết sẽ
dễ làm cho người “ghen quá đà” càng tỏ ra ghen bóng, ghen
gió nhiều hơn do cảm thấy bị xúc phạm, mặc dù chị không
hề có ý định xúc phạm anh ấy.
Thứ sáu, thỉnh thoảng, chị nên “đóng kịch” giả vờ ghen
với người chị yêu. Để giúp chàng hay ghen hiểu và dần dần
vượt qua được thói ghen tuông, chị nên đóng vai người
ghen ngược với các mối quan hệ của anh ấy. Chị làm bộ
giám sát, tra khảo, kiểm soát, móc máy mọi chuyện, hoài
nghi, sợ mất anh ấy, nhằm làm cho anh ấy “nổi cáu” lên
vì nghĩ mình bị hàm oan. Cách này có thể giúp người
hay ghen hiểu và cảm thông tâm trạng của người bị ghen
“nhầm” như chị, từ đó, tự nỗ lực điều chỉnh nhận thức và
thói quen hay ghen, để sống hài hòa với người mình yêu
trong hạnh phúc và an vui hơn.
Theo Phật giáo, cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Truy
ra được nguyên nhân của sự ghen chị sẽ tìm ra được phương
pháp giải quyết vấn đề. Trong mọi tình huống, dù bị ghen
oan, chị nên cố gắng không giận dữ, không tỏ ra thờ ơ, lãnh
đạm, bất cần, mà hãy khéo léo tìm ra lối thoát để “sau cơn
mưa, trời lại sáng”.
Hiểu và cảm thông với người có bệnh ghen sẽ giúp chị
ứng xử khôn ngoan và khéo léo hơn, vô ngã và vị tha hơn,
rộng lượng và tha thứ hơn, cao thượng và vô chấp hơn. Nhờ
đó, tình hình căng thẳng do ghen tuông trở nên hài hòa, nhẹ
nhàng hơn, hai người sẽ tin tưởng nhau hơn. Các ứng xử đẹp
này sẽ giúp anh ấy thấy rằng tình cảm và tình yêu của chị
hoàn toàn thuộc về anh ấy và anh ấy là tâm điểm của đời chị.
Nhờ đó, anh ấy sẽ tin chị.
Sau khi chị đã nỗ lực hết mình để sống chung với cơn