Dạy trẻ nên người I
15
tình huống này sẽ tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập
và chăm sóc sức khỏe đặc biệt để trẻ có thể trở nên tự tin,
hướng ngoại, chơi thể thao, thưởng thức thẩm mỹ như người
bình thường trong quá trình trưởng thành.
Hãy xóa bỏ mặc cảm thua thiệt và tội lỗi
Tâm lí khá phổ biến của một số bà mẹ và người thân của
người bị hội chứng Down và hội chứng Tự kỷ là sống trong
những cảm giác thua thiệt, sợ hãi và tội lỗi. Từ sự thiếu hiểu
biết về khoa học và nhân quả, nhiều người đã vô tình làm tổn
thương chính mình và những người thân thương trong gia
đình, đặc biệt là người mẹ bất hạnh.
Với tư cách làm cha, chồng chị không nên mặc cảm về
đứa con không như ý, dù sao thì đó cũng là một phần máu
thịt của anh. Sự đồng cảm và nâng đỡ tinh thần của chồng trong
tình huống này rất cần thiết, một mặt giúp vợ vượt qua khổ đau,
mặt khác giúp gia đình mình không “quay lưng lại” với đứa con
bất hạnh. Thái độ hài lòng với hiện thực về đứa bé dị tật sẽ giúp
cho người cha thương yêu và chăm sóc cho con cái nhiều hơn,
thay vì ghét bỏ máu mủ của mình, từ đó, “giận cá chém thớt”
với người vợ từng chia ngọt sẻ bùi trong đời sống gia đình.
Với tư cách là ông bà, cha mẹ chồng không nên phân biệt
đối xử với đứa cháu có hội chứng Down và Tự kỷ. Hãy ứng
xử bình đẳng với đứa cháu bất hạnh này như bao nhiêu đứa
cháu khác. Hành động hiểu biết và khôn khéo này có giá trị
xây dựng hạnh phúc cho con trai và con dâu của mình. Thái
độ “đối xử tệ bạc” và “nhiếc móc hết lời” con dâu và đứa
cháu bất hạnh, cũng như hành động “đuổi con dâu và cháu bé
về bên ngoại cho khuất mắt” không phải là giải pháp hợp với
luân thường đạo lý, mà ngược lại chứng tỏ sự thiếu hiểu biết
và nghèo nàn về tình người, vốn còn tệ bạc hơn bệnh Down