Lời nhận xét I
291
thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách này
nằm trong hai lĩnh vực:
1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng
dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói
qua vấn đề này, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh
trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay.
2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý
và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là dòng Tên; nhưng sách
hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm
lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
Nội hàm cuốn sách thuần về tâm lý xã hội – khoa học
luận lý và đạo đức tôn giáo. Trước một vấn nạn, người giải
đáp luôn nêu ra nhiều tình huống, nhiều tiêu chuẩn để xét
đoán một cách khách quan hầu mở ra hướng giải quyết trung
thực mà không bị thiên lệch phiến diện. Ví dụ: Chương I,
vấn đề dạy con “truyền thông chân thật”: Bé thẳng thừng trả
lời không thích món đồ chơi mà chú mua tặng bé. Bố mẹ bé
phiền lòng vì cháu không tế nhị khi trả lời. Theo bé, trả lời
cách khác với lòng mình là nói dối. Trước vấn đề này, bố mẹ
băn khoăn về cách ứng xử thế nào khỏi mích lòng người cho
mà vẫn không trái với sự thật của lòng bé nghĩ; tác giả đã
dùng từ - dạy về lối sống chân thật từ anh chị đã có tác dụng
chân phương đối với cách hành xử của bé”, để tương lai cháu
trở thành bậc “chân nhân”, lối dùng từ rất là “chân phương”
và tượng hình thật đơn giản. Băn khoăn của bậc làm cha mẹ
trước sự “chân phương của bé”, theo tác giả đó là điều quý,
chỉ cần thời gian, tuổi tác trưởng thành thì vấn đề “đâu là nói
dối, đâu là nói khéo” sẽ được phân định rõ ràng”.
Hoặc tình trạng con riêng và bố dượng, tuy bé mới 10
tuổi mà đã có phản ứng tâm lý của người lớn, tác giả đặt ra