292
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
những phương cách như: Đối với con trai, theo dõi diễn biến
tâm lý và hành xử nhẹ nhàng với con – đối với chồng, bày tỏ
hạnh phúc để bù đắp việc chống đối của con,chồng sẽ cảm
thông về phức cảm tâm lý của trẻ, đối với bản thân, nghệ
thuật “mưa dầm thấm đất” hay “nước chảy đá mòn” theo thời
gian sẽ giải quyết ổn thỏa do bản thân người vợ khôn khéo
ứng xử giữa đôi bên.
Rất nhiều tình huống đặt ra như: “Tình cảm thiên vị trong
gia đình”, “khi sinh con bị Down”, “con đi bụi”, “dạy con
tuổi teen” ở chương 1; chương 2 nói về những khó xử giữa
vợ chồng khi nhiều vấn đề tế nhị xảy ra trong xã hội hiện nay
như cơm bữa. Chương 3 nói đến tương quan rộng lớn hơn
của một gia đình mà tác giả gọi là “đại gia đình”, trong đó
“vợ lớn vợ bé”, “ứng xử với mẹ chồng”, “hôn nhân không
tình yêu”... chương 4 đề cập đến: “những thói hư tật xấu của
chồng”. Chương 5 nói đến Tâm linh như: “hành sự mê tín”.
Kết thúc chương 5 là việc “chuyển hóa tâm linh”.
Đi từ chương 1 đến chương 5, không phải vô tình mà
tác giả sắp đặt thứ lớp những diễn biến trong cuộc sống hôn
nhân theo ngẫu hứng. Đây là một dụng ý mang tính khoa học
cũng như rất khoa học trong việc giải quyết chi tiết những
vấn đề nêu ra trong nội dung.
Trong các lớp giáo lý và hôn nhân như: “Học cấp tốc
giáo lý hôn nhân và giáo lý dự tòng”, giáo lý dự bị hôn nhân
hàng năm của giáo xứ Thánh Francisco Savie; giáo lý hôn
nhân của giáo xứ Mặc Bắc, một số lớp về hôn nhân của dòng
Tên... phần lớn dạy giáo lý liên quan đến hôn nhân mà Thánh
kinh đã bảo: “Cái gì Chúa đã kết hợp thì không nên chia rẽ”,
không có dịp phân tích chi ly những vấn nạn hàng ngày xảy
ra cho các cặp hôn nhân và gia đình trẻ mà cuộc sống thực
dụng hiện nay đã nảy sinh.