22
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
họ tộc để cháu không cảm thấy hụt hẫng và trống trải. Cũng
nên tạo các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh để giúp
cháu quên đi những ngày sống buông thả.
Giúp con trở về cuộc sống bình thường
Sau khi thu thập thông tin từ bạn bè cháu về nguyên nhân
muốn ở riêng của cháu, anh chị nên phân tích tình huống và
từng bước khéo léo thuyết phục cháu trở về sinh hoạt với gia
đình như trước đây. Đồng ý cho cháu ở riêng, anh chị không
thể kiểm soát được tất cả những hành vi thất thường, thậm
chí biến thái của cháu. Ở tuổi học trò, các cháu khó vượt qua
được các cám dỗ từ các trang mạng đồi trụy, mơ tưởng trái
cấm, góp gạo thổi cơm chung, ăn nhậu, hút sách và có thể
nhiễm các thói quen tiêu cực khác.
Nên lưu ý, trong mọi tình huống, khi thuyết phục cháu trở
về nhà, cố gắng đừng giận dữ và quát tháo. Mắng nhiếc con lúc
này dĩ nhiên không phải là giải pháp tốt. Thậm chí, sự quát tháo
có thể tạo thêm các phản ứng hụt hẫng ở đứa con đang mất dần
phương hướng, đẩy con vào thói quen chơi game như để tự an
ủi. Anh chị hãy định hướng tương lai cháu bằng việc học tập,
kiến thức và đạo đức; Ggợi ý con về các môn thể thao thích hợp;
sẵn lòng chia sẻ với con khi con gặp phải nỗi khổ niềm đau.
Các cú sốc tâm lý trong gia đình, học đường và ngoài xã
hội thường làm cho nhiều cháu không còn hứng thú học hành.
Trong trường hợp này cha mẹ không thể phớt lờ tâm lý và cảm
xúc khổ đau của con, cần chia sẻ và hướng dẫn cháu cách đón
nhận các biến cố và tránh các cú sốc trong cuộc sống, khéo léo
trong ứng xử để tạo và giữ hình ảnh đẹp trong mắt con.
Tất cả những điều trên sẽ giúp cháu nhận ra được tình
thương cao cả của cha mẹ đã dành cho cháu, nhờ đó cháu sẽ
có thêm nghị lực vượt qua các khó khăn của bản thân.