Dạy trẻ nên người I
21
khăn này. Không nên so sánh thành tích học tập của cháu với
bạn bè cùng trang lứa, vì như thế có thể tạo ra mặc cảm tâm
lý thua kém chúng bạn, kết quả là, thay vì phấn đấu hơn, có
cháu quyết định buông xuôi cho khỏe. Khi căng thẳng quá
mà kết quả học tập kém hơn chúng bạn có thể làm cho một
số cháu rơi vào mặc cảm thua sút và chán nản. Khi không
theo kịp bài học, bị điểm thấp thường xuyên, các cháu cảm
thấy xấu hổ và không còn hứng thú tới trường học vì có thể
nghĩ rằng mình thật vô dụng. Có cháu muốn lập nghiệp sớm
vì nghĩ rằng cha mẹ có thể tìm một công việc tốt, lương bổng
cao, học chi cho mệt và bị nhiều áp lực quá. Cần khích lệ tinh
thần con: “Có bằng cấp sẽ dễ xin việc hơn, lương bổng cao
hơn, công việc ổn định hơn và cơ hội thăng tiến trong nghề
nghiệp cũng cao hơn”. Nhận thức đúng này sẽ góp phần giúp
cháu vượt qua được những khó khăn và thử thách trong việc
học và không bỏ học nửa chừng.
Tách con khỏi bạn bè xấu
Trẻ em thường dễ đua đòi bạn bè hơn là chịu ảnh hưởng
từ cha mẹ và thầy cô giáo. Để tránh các ảnh hưởng tiêu cực
đối với cháu, trước nhất anh chị cần đánh giá nhóm bạn của
con anh chị xem chúng có liên quan đến hút hít, ăn nhậu,
quan hệ nam nữ, bạo lực, trộm cắp không, hay chỉ đơn thuần
là ham vui, bỏ học hành. Đồng thời cũng nên xem vai trò của
cháu trong nhóm này. Nếu nhóm bạn là nguy hiểm thì anh
chị cần phải khôn khéo, kiên quyết can thiệp và cách ly, dù
khó cỡ nào. Thậm chí, có thể nhờ đến các sự trợ giúp của xã
hội và luật pháp. Dĩ nhiên, phải hết sức bình tĩnh, khôn khéo.
Việc uốn nắn cách suy nghĩ, cách sống sai lệch sẽ giúp cho
cháu thoát khỏi các nguy hiểm hiện tại và về sau.
Bên cạnh việc cách ly bạn xấu, anh chị nên tạo điều kiện
cho cháu giao lưu với bạn tốt và gắn kết với người thân trong