Dạy trẻ nên người I
19
vọng từ một biến cố nào không, chẳng hạn như thất tình, bị chì
chiết? Cháu có bị bạn bè xấu tác động không? Chương trình
học có vượt quá sức học của cháu, làm cho cháu căng thẳng và
muốn quên đi mọi chuyện bằng trò chơi điện tử không?
Trong gia đình có thiếu vắng sự quan tâm chăm sóc nào
từ phía cha mẹ và người thân không? Không khí gia đình có
quá căng thẳng hay lạnh lẽo đến nỗi cháu có cảm giác vô
dụng hoặc mệt mỏi và muốn bỏ nhà ra đi không?
Dù xuất phát từ nguyên nhân nào anh chị nên tiếp cận
cháu trực tiếp, chứ không nên qua trung gian là bạn của cháu.
Hiện tại, cháu đang ở nhà của anh chị, việc tiếp cận sẽ dễ
dàng hơn. “Lạt mềm buộc chặt” là điều anh chị cũng nên
áp dụng. Không nên quát mắng, la rầy cháu trong tình trạng
cháu đang rơi vào tâm lí không cần gia đình, chứng tỏ mình
đã lớn bằng lối ứng xử thiếu thông minh như hiện nay. Hãy
thể hiện sự hiểu biết và cảm thông với tình trạng bế tắc của
cháu để anh chị có cơ hội nghe những gì cháu tâm sự. Không
nên đánh giá thấp những cảm xúc này, cho dù đôi lúc anh
chị thấy hơi cường điệu hoặc hoang tưởng. Truy tìm được
nguyên nhân sẽ giúp ta giải quyết được vấn đề một cách hiệu
quả và an toàn. Để lần ra được manh mối của “sự thay đổi
180 độ” của cháu, sự trợ giúp thông tin từ bạn bè của cháu
là rất cần thiết. Tận dụng những cơ hội trao đổi với các bạn
cháu, anh chị sẽ có thêm một kênh thông tin thứ hai để hiểu
đâu là nguyên nhân chính và đâu là nguyên nhân phụ.
Nhu cầu cần được quan tâm
Trong nhiều gia đình, cha mẹ cứ nghĩ đơn thuần rằng
cho con tiền ăn học là đủ trách nhiệm làm cha mẹ rồi. Sự
quan tâm của cha mẹ đối với việc học hành và lối sống của
con cái là rất cần thiết. Sự thiếu quan tâm chăm sóc của cha