18
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
nhưng đừng vì lời dọa “cắt đứt liên lạc” của con mà anh
chị phát hoảng, chiều theo các yêu cầu thái quá của con. Ở
tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, con của anh chị không thể
tự lập, không thể lấy đâu ra tiền mà thuê nhà và chỉ có thể
ở tá túc nhà của bạn bè vài hôm rồi gây áp lực với anh chị
để được “tự tung tự tác” khỏi mái ấm gia đình của anh chị.
Việc anh chị quyết định “chuyển chìa khóa căn hộ cho cháu”,
cho phép cháu “ở riêng” trong tình trạng cháu “chểnh mảng
chuyện học hành”, và “theo chúng bạn đi chơi điện tử” vì lí
do “sợ làm căng cháu sẽ bỏ học” chỉ là một ứng xử tình thế,
cần được nhìn nhận dưới hai mặt. Giải pháp “tạm thời” của
anh chị đối với cháu có thể trở thành con dao hai lưỡi. Mặt
tích cực là anh chị an tâm rằng cháu không bỏ nhà đi hoang,
có thể giám sát cháu một cách tương đối trong căn nhà cho
thuê của gia đình mình. Mặt tiêu cực là lối giải quyết này chỉ
mới là chữa lửa khi nó đã bốc cháy, chứ chưa tìm ra được
nguyên nhân phát hỏa và cách ngăn chặn không cho nó tái
diễn trong tương lai. Tại sao cháu không muốn ở cùng nhà với
cha mẹ? Một khi cháu thắng anh chị trong kế sách “nhất định
không chịu” được một lần, cháu sẽ tiếp tục “đe dọa” anh chị
trong những lần khác. “Biết là không thể như vậy được” là một
nhận thức đúng, anh chị cần nỗ lực để cháu trở lại phong độ vốn
có là “ngoan, hiền, chăm học”. Để “hướng cho cháu đường đi
đúng trong tương lai”, anh chị không nên quá lo sợ lời dọa của
cháu, mà hãy bình tĩnh tìm ra nguyên nhân sa sút trong việc học
tập, nghiện game online và sống buông thả như hiện nay.
Truy tìm lí do “buồn chán”
Chán nản và bỏ học là cả một quá trình chứ không phải là
chuyện một ngày một đêm. Ngoài đam mê việc cháu chơi trò
điện tử, anh chị nên tìm hiểu từ bạn bè cháu xem liệu việc cháu
không còn hứng thú học hành có phải do bị trầm cảm và tuyệt