40
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
có trách nhiệm với cuộc sống tương lai của bản thân, các bậc
cha mẹ nên lưu ý một số điều sau đây:
Không thể hiện sự tức giận
Trong tình huống con cái không vâng lời, không làm theo
lời khuyên tốt của cha mẹ, dù rất bực bội nhưng chúng ta
không thể hiện sự thất vọng và giận dữ. Tuyệt đối không
dùng các biện pháp đánh đòn, trừng phạt, quát mắng, hăm
dọa, buộc con cái phải nghe lời. Càng buộc con cái làm theo
ý mình do tức giận, ta càng cảm thấy mệt mỏi hơn khi con cái
trở nên ương bướng và lì lợm. “Giận mất khôn” là điều cha
mẹ không nên quên; không kiểm soát được cảm xúc sẽ làm
cha mẹ mất bình tĩnh; hãy sử dụng phương pháp hòa bình,
không nên gây căng thẳng cho cả hai bên.
Tránh sử dụng những câu nói: “Sao con hư hỏng quá”,
“Cái đồ hư hỏng”, “Tao thật xấu hổ có đứa con như mày”,
“Mày tệ quá”,… Cần tìm ngôn ngữ mô tả nhẹ nhàng, lịch sự,
để con cái nhận ra vấn đề. Biết khen tặng, khích lệ, cổ vũ,
động viên, để con cái tăng cường sự tự tin, lạc quan, năng
động, yêu đời. Trong các tình huống con không vâng lời,
cha mẹ nên tập hít thở thiền, không giận tức, điềm tĩnh, nhẹ
nhàng, nhờ đó, dễ hiểu và cảm thông với con hơn. Thay vì
gắt gỏng, cha mẹ hãy khéo đưa ra lời cảnh báo, đồng thời chỉ
dẫn thực tế một cách nhẹ nhàng, nhằm thúc đẩy con cái làm
điều gì đó thực sự mang lại kết quả tích cực. Luôn thể hiện
tinh thần vui vẻ, cảm thông vốn sẽ khiến trẻ dễ dàng lắng
nghe cha mẹ hơn.
Không biến con cái thành chiến tuyến đối lập
Khi nghĩ con mình “nổi loạn”, bất tuân thượng lệnh, cha
mẹ có khuynh hướng muốn “dẹp loạn” và vô tình đẩy con cái
thành kẻ đối lập. Khi con cái không chịu vào khuôn khổ, cha