Dạy trẻ nên người I
41
mẹ nghĩ mình như kẻ bị bại trận, cảm thấy khổ đau. Trong
tình huống cha mẹ buộc con cái nghe theo, con cái nghĩ cha
mẹ “độc tài” vô cớ, bắt chúng làm những điều không đâu.
Trong cuộc đối đầu giữa cha mẹ và con cái, chỉ có sự thất bại,
không có ai chiến thắng. Bên nào cũng khổ đau vì bên còn lại
không hiểu được mình.
Càng dùng vũ lực, buông lời trách cứ nhiều chừng nào
thì cha mẹ chỉ tạo thêm hố sâu ngăn cách với con cái nhiều
chừng ấy. Do vậy, cha mẹ nên bằng mọi cách tạo bầu không
khí hợp tác để con cái hiểu được cha mẹ và nỗ lực thích ứng
với những ứng xử tốt đẹp và tích cực.
Đừng ép buộc con cái
Thay vì dùng quyền làm cha mẹ ép con cái làm theo ý
muốn chủ quan của bản thân, các bậc cha mẹ nên giúp các
cháu hiểu và phân biệt được đâu là tốt – xấu, đúng – sai, tích
cực – tiêu cực, khéo hướng dẫn như “người chỉ đường”, chứ
không đi thế con đường, hoặc ép người đi trên con đường,
đang khi người đi đường chưa hiểu được giá trị của sự đến
đích. Khéo giải thích mọi điều sẽ giúp cho con cái sẵn lòng
hợp tác. Cha mẹ càng hăm dọa chỉ làm cho con cái trở nên
bướng bỉnh hơn thôi.
Thay vì ép uổng con cái làm những việc chúng không
đam mê hay ưa thích, làm cha mẹ ta nên hướng dẫn nhằm
giúp đỡ con cái phát huy khả năng và trí sáng tạo về các
lĩnh vực sở trường và yêu thích. Không biết được tiềm
năng và khả năng của con cái, càng ép uổng càng làm
cho con cái khổ đau. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của
con cái khi cần thiết. Thậm chí có trường hợp nên khéo
thương lượng với con cái để con cái ủng hộ và làm theo
lời khuyên đúng của cha mẹ.