58
I
CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
Hiểu rõ cảm xúc của bản thân
Nỗi ám ảnh từ hôn nhân cũ thường đè nặng tâm hồn
người trong cuộc, mà chị phải đối mặt và vượt qua. Chạy
trốn nỗi cô đơn bằng tái hôn, nhất là tái hôn với người cũ,
chỉ làm cho nỗi buồn và cảm giác thất bại ngự trị nhiều hơn
trong tâm chị. Tâm lý của người ly hôn thường bị ức chế, lo
âu và cô đơn. Khi bị bạo hành gia đình thường xuyên, nạn
nhân của bạo hành dễ bị trầm cảm, do các rối loạn stress bắt
nguồn từ các sang chấn tâm lý mạnh.
Cảm giác sao ta “vẫn quá nặng lòng với người đó” mặc dù
không tìm thấy được hạnh phúc sau những tháng năm chung
sống, không hẳn vì ta “còn thương người đó rất nhiều”. Có
khi nó xuất phát từ cảm giác “tội nghiệp” và “cô đơn” nên
nhiều người có những quyết định tái hôn sai lầm. Có những
lúc trái tim chị cho rằng quyết định của chị là đúng (mà trên
thực tế vì chị chủ quan) nên chị khó vượt qua được sự mủi
lòng. Tội nghiệp trong tình yêu và tái hôn không phải là giải
pháp vì tội nghiệp trong trường hợp này là sự bắt đầu của bế
tắc và bất hạnh.
Cảm giác làm vợ rồi làm mẹ thường làm phụ nữ cảm thấy
mình luôn bay bổng, hạnh phúc. Do vậy, sau lần tan vỡ do
chồng bạo hành, chị không nên để cảm giác “nặng lòng” dẫn
dắt chị tái hôn với chính người mà trong thư chị khẳng định
chị không thể có được hạnh phúc, vì sự “thiếu văn hóa” và
“tính cục súc” của người ấy.
Để tránh tình trạng bị mủi lòng “khi chỉ có một mình” có
thể dẫn đến các quyết định sai lầm, chị nên giao tiếp xã hội
nhiều hơn, chia sẻ với người thân trong gia đình, đặc biệt
chăm sóc và thương yêu “thiên thần” của chị, để bù đắp trạng
thái cô đơn, buồn chán. Cô đơn dễ làm cho ta quyết định gàn