lớp vỏ ngoài bằng da bên trong nhồi lông ngỗng. Bóng lông có thể được
đánh xa gấp đôi bóng gỗ, nhưng chúng dễ bị thấm nước và trở nên khó chơi
trong thời tiết ẩm ướt. Các quả bóng lông cũng thường bị bục ở các đường
khâu và đắt hơn bóng gỗ thông thường đến hơn mười lần.
Năm 1848, quả bóng gutty được đưa vào sử dụng. Quả bóng này được
làm từ nhựa kết nấu sôi trong nước, tạo thành hình cầu bằng tay (hoặc bằng
khuôn kim loại), sau đó được đóng rắn, và gutty đã nhanh chóng trở nên
phổ biến. Nhưng nó cũng có một vài nhược điểm. Đồng phân dạng trans
của isoprene có xu hướng trở nên cứng và giòn theo thời gian, vì vậy một
quả bóng golf từ nhựa kết tương đối cũ thường có thể bị vỡ vụn khi đánh
lên không trung. Luật của môn đánh golf cũng đã được thay đổi để cuộc
chơi có thể tiếp tục khi trường hợp này xảy ra, lúc đó một quả bóng mới sẽ
được thay thế tại vị trí mảnh vỡ lớn nhất của quả bóng gutty cũ được tìm
thấy. Người ta cũng nhận thấy những quả bóng golf bị mòn hoặc trầy xước
có thể đánh xa hơn, vì vậy các nhà sản xuất bắt đầu nghiên cứu việc làm
trầy xước các quả bóng mới, và cuối cùng dẫn đến những quả bóng với các
vết khoét lõm đang được sử dụng ngày nay. Vào cuối thế kỷ 19, đồng phân
dạng cis của isoprene cũng thâm nhập vào môn đánh golf khi một loại bóng
mới với một lớp đệm cao su quấn quanh lõi làm từ nhựa kết được sản xuất;
lớp vỏ bao vẫn làm từ nhựa kết. Hiện nay có rất nhiều loại vật liệu khác
nhau được sử dụng để chế tác ra bóng golf, và đa số chúng vẫn chứa cao su
trong thành phần cấu trúc. Polyisoprene dạng trans, thường là từ nhựa
balata hơn là nhựa kết, vẫn có thể được tìm thấy trong cấu trúc vỏ của bóng
golf hiện đại.
Những người mở đường cho cao su thiên nhiên
Michael Faraday không hề đơn độc trong việc thử nghiệm với cao su.
Vào năm 1823, Charles Macintosh, một nhà hóa học từ thành phố Glasgow,
đã dùng naphtha (một sản phẩm phụ từ các nhà máy khí trong vùng) làm
dung môi để biến cao su thành một loại chất bao phủ mềm cho vải. Những
chiếc áo choàng không thấm nước làm từ loại vải này đã được gọi là