Speaking cần phản xạ nhanh, nên trong khi nói, bạn sẽ không có
thời gian suy nghĩ hay nhớ đến các quy tắc trong Grammar. Nếu
cứ vừa nói vừa ghép câu, chỉnh Grammar thì sẽ giống như “đọc lại
những thứ bạn viết trong đầu” chứ không phải là Speaking nữa.
Kiểu nói của bạn sẽ nhát gừng và không được trôi chảy.
Sau khi nghe đủ nhiều thì bạn sẽ tự nói trôi chảy được. Khi đó dù
bạn có biết nhiều Grammar cỡ nào thì nó cũng không cản trở khả
năng Speaking của bạn nữa.
Thắc mắc: Không học Grammar thì làm sao biết mình
nói/viết đúng hay sai?
Trả lời: Người bản xứ sử dụng tiếng Anh theo kinh nghiệm, cảm
giác, giống như bạn sử dụng tiếng Việt vậy. Họ biết đúng sai trong
khi sử dụng là do “cảm thấy như vậy đúng đúng” hoặc “nghe thấy
nó không bình thường”, chứ không phải do thuộc Grammar.
Cảm giác đó đến từ việc nghe và đọc nhiều (rất nhiều). Ví dụ
như tại sao bạn biết là “I was studying…” chứ không phải là “I were
studying…”, vì bạn đã đọc, nghe trong ngữ cảnh, trường hợp đó cả
trăm lần, và cả trăm lần đều là “I was…”. Làm sao bạn biết “he
doesn’t” hay “he don’t”, cũng tương tự như trên. Bạn biết sử dụng
thuần thục những cụm đó trong Speaking là nhờ nghe (và đọc)
nhiều chứ không phải do thuộc lòng Grammar.
Thắc mắc: Vậy tại sao ở trên bạn lại khuyên nên học
Grammar?
Trả lời: Hãy tưởng tượng tình huống bạn bị thương ở chân, phải
2 năm nữa mới bình phục và đi lại bình thường được. Tuy nhiên,
không vì thế mà trong 2 năm đó bạn nằm im một chỗ. Sẽ có những
lúc, vì công việc hay gì đó mà bạn cần phải di chuyển, đi lại. Khi đó,
bạn sẽ cần dùng đến nạng, xe lăn hoặc giường lăn,…