5. Phải có mở bài, thân bài, kết bài
Điều này có lẽ đã quá hiển nhiên.
VIỆC THỨ BA – LÀM QUEN VỚI IELTS ĐỂ CẢI THIỆN
KỸ NĂNG LÀM BÀI
Người bản xứ thường là người rất chủ quan với kỳ thi IELTS. Ông
bà ta có câu: “Trăm hay không bằng tay quen”. Vì thế, khi làm
quen với IELTS, chúng ta sẽ rút ra được nhiều kỹ năng làm bài.
Phần Reading và Listening IELTS sẽ có một vài điểm rất khó
chịu, nếu không có sự đề phòng trước, bạn rất dễ mắc sai sót.
Phần Listening có “thử thách” đánh vần một đoạn mã dài như
HF98AJ, hay số điện thoại 10 con số 0414642853. Nhưng nếu
không quen nghe, chúng ta sẽ dễ bỏ sót mất một ký tự, dẫn đến sai
cả câu dù 9 ký tự còn lại đều nghe đúng hết. Có khi bạn bị đánh lừa
vì người nói đổi ý trong đoạn hội thoại. Ban đầu nghe bạn tưởng là
đáp án A, sau đó một lúc họ lại đổi ý thành đáp án B.
Vậy nên trước khi thi thì bạn nên làm tối thiểu là 2 cuốn đề
Cambridge để làm quen với cách ra đề của IELTS nhé. Đây cũng là
việc cuối cùng mà bạn cần làm trước khi thi IELTS để tối ưu hóa
điểm số của mình.
Thêm một lưu ý nho nhỏ nữa, đó là bạn không nên nghĩ thẳng
thắn quá như “IELTS là để đánh giá khả năng tiếng Anh thôi mà,
trình độ có bao nhiêu thì đem ra thi bấy nhiêu, sao phải chuẩn bị/ôn
luyện.” Tôi lưu ý việc này vì đã có không ít bạn gửi email đến cho tôi
với nội dung tương tự như: “Mai/Tuần sau tớ thi rồi mà không
biết nó thế nào, cậu cho tớ lời khuyên được không?”