Nguyên Giáp và Trần Huy Liệu trong chính phủ lâm thời. Vì vậy, Võ
Nguyên Giáp thôi chức Bộ trưởng và làm Thứ trưởng Quốc phòng bên cạnh
Vũ Hồng Khanh. Tuy nhiên, với chức vụ này Võ Nguyên Giáp tiếp tục kiểm
soát cảnh sát quân sự thông qua Quân sự ủy viên hội.
Phía sau bước lùi đó, Hồ Chí Minh đã có một quyết định táo bạo. Ông
Nguyễn Duy Thanh - một người theo chủ nghĩa quốc gia - đã giải thích rằng
sự phân chia các bộ trong chính phủ dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Bộ
Quốc phòng và Bộ Nội vụ giao cho đối thủ của Việt Minh
, tám bộ khác
chia nhau giữa quốc gia và cộng sản. Nhìn bề ngoài, đó là sự phân chia công
bằng nhưng trong thực tế lại khác. Đối với Bộ trưởng không cộng sản, có
một Thứ trưởng cộng sản. Nếu Bộ trưởng không cộng sản trong một bộ
không chịu ký một văn thư nào đó thì Thứ trưởng là cộng sản sẽ hăng hái ký
ngay nếu văn thư đó có nội dung phù hợp với chủ trương cộng sản.
Chức trách các bộ cũng thay đổi. Bộ trưởng Quốc phòng chẳng hạn trở
thành một người kế toán lo về chi thu tài vụ. Ông ta không được xem xét
danh sách nhân sự, quân số, súng, đạn. Một vài ông Bộ trưởng mới thuộc
phái quốc gia chẳng có chức trách cụ thể gì, không bao giờ được tham dự
một buổi họp nào của nội các. “Bộ trưởng Bộ Công tác xã hội chẳng hạn,
như lời ông Thanh, chẳng có việc gì làm, đi xin việc ở một nhà máy của Nhà
nước. Sắc lệnh đầu tiên và cuối cùng của Bộ trưởng Nội vụ buộc phải ký
quy định mọi công dân ra khỏi nhà phải mang theo giấy thông hành.” Rõ
ràng đó không phải là cái mà Việt Nam Quốc dân Đảng và Đồng minh hội
đòi hỏi khi nhận tham gia chính phủ liên hiệp với Việt Minh.
Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn, Bộ
trưởng Công an nhiệm vụ vô hiệu hóa các cuộc biểu tình ngoài phố do Việt
Nam Quốc dân Đảng và Đồng minh hội tổ chức, chấm dứt hoạt động thông
tin tuyên truyền của họ trong dân chúng. Võ Nguyên Giáp kể lại: “Chúng tôi
phải trừng trị bọn phá hoại […] nhưng bằng mọi giá tránh khiêu khích và
đảm bảo không để xảy ra xung đột lớn”. Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng