“Không mềm, không ấm”
Buổi sáng thứ Hai, khi học sinh tập hợp trước giờ vào lớp ở Trường
Thăng Long, học trò của thầy Giáp ngạc nhiên không thấy ông đâu. Trong
hành lang, từng nhóm học sinh bị kích động mạnh, xì xào kể lại cho nhau
nghe những tin đồn về sự ra đi đột ngột của ông. Một vài người rỉ tai cho
nhau nghe tin đồn có máy bay Nga đã đến đón ông. Một vài người khác tin
rằng ông ra đi để chỉ huy một đội quân Trung Quốc mới ở vùng biên giới
Việt - Trung. Một sự giải thích được nhiều người tán đồng: Ông trốn lên
vùng núi ở biên giới Việt - Trung để tránh bọn Phòng Nhì. Được an toàn
trong vùng núi hoang sơ này, Võ Nguyên Giáp sẽ tổ chức “hoạt động du
kích” chống lại bọn Pháp mà mọi người chán ghét lắm rồi. Giải thích thế là
đúng nhưng hãy còn quá sớm.
Sau khi chia tay với Quang Thái và Hồng Anh trên đường Cổ Ngư, Võ
Nguyên Giáp vội vã rảo bước đi xa dần. Đến chỗ hẹn, một phu kéo xe tên là
Minh, người của tổ chức bí mật chạy theo một quãng. Võ Nguyên Giáp
nhanh chóng bước lên xe, ngồi lọt thỏm trong thùng xe và Minh kéo xe đi
loanh quanh, vòng vèo một đoạn rồi lên thẳng Chèm ở ngoại ô, một nơi an
toàn để qua đêm. Ở đó Võ Nguyên Giáp gặp Phạm Văn Đồng và một đồng
chí nữa lo tổ chức chuyến đi. Họ phải tách ra đi riêng từng người một và
không mang theo hành lý. Hôm sau Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp ra
ga Đầu Cầu lấy vé đi Lào Cai, thị xã biên giới trên đường đi Côn Minh ở
Trung Quốc để gặp Nguyễn Ái Quốc.
Chuyến đi của hai người sang Trung Quốc thật mạo hiểm. Nguy hiểm ở
chỗ máy bay Nhật hồi này oanh tạc dữ dội tuyến đường sắt được xây dựng
thời toàn quyền Paul Doumer cai trị từ năm 1897 đến 1902. Đường ray đi
dọc theo thung lũng sông Hồng xuyên qua nhiều núi cao miền thượng du
Bắc Kỳ, có ngọn cao tới 3.000 m. Lúc này đang mùa mưa, con sông đổ ra