CHIẾN ĐẤU Ở HAI BÊN SƯỜN
Nguy cơ đe dọa chúng tôi ngày một lớn. Những tin tức nắm được cho
thấy sang đầu tháng Chín năm 1941, bộ chỉ huy Hít-le không chỉ sử dụng
những đơn vị trước đây đã tiến công trên hướng Ki-ép, mà còn sử dụng cả
những lực lượng lớn kéo từ hướng chiến lược Mát-xcơ-va và từ cánh Nam
cụm các tập đoàn quân “Nam” tới đây để đối phó với Phương diện quân
Tây – Nam. Sau này, chúng tôi mới được biết có trên 8 sư đoàn bộ binh, 3
sư đoàn xe tăng và 3 sư đoàn cơ giới địch đã tham gia đột kích vào cánh
Bắc của bộ đội ta, còn tập kích vào cánh Nam ở khu vực Crê-men-tsúc có
tới 12 sư đoàn bộ binh, 4 sư đoàn xe tăng và 3 sư đoàn cơ giới. Ngoài ra,
trong dải hoạt động từ Ô-cu-ni-nô-vô tới Crê-men-tsúc, địch có 20 sư đoàn
bộ binh, 1 sư đoàn xe tăng và 3 sư đoàn bảo vệ, chưa kể lực lượng dự bị
chiến dịch của chúng.
Theo tính toán với mức thấp nhất, bộ chỉ huy Hít-le đã xây dựng trên
hướng chiến lược Ki-ép một ưu thế quân sự gấp hơn hai lần lực lượng của
Phương diện quân Tây – Nam. Nếu tính cả những thuận lợi về sự bố trí
chiến dịch và ưu thế tuyệt đối của chúng về xe tăng và không quân thì sẽ
thấy rõ ngay là chúng ta bị lâm vào tình thế nghiêm trọng đến mức nào.
Đến lúc này, bộ chỉ huy Hít-le càng lộ rõ ý đồ là chúng sẽ dùng những
cánh quân mạnh đột kích vào các sườn bên ngoài nhằm tiến sâu vào phía
sau để hợp vây những lực lượng chủ yếu của phương diện quân chúng tôi.
Như bạn đọc đã biết, tình hình ở phía Bắc đáng lo hơn cả. Lúc các tập đoàn
quân cánh Nam của Phương diện quân Bri-an-xcơ đang cố gắng tiêu diệt
cụm cảnh giới mạnh do Gu-đê-ri-an để lại ở đó, thì những lực lượng chủ
yếu của tập đoàn xe tăng của hắn đánh vào tập đoàn quân 40 của chúng ta
vừa mới được thành lập, còn thiếu quân số. Bộ đội ta đã anh dũng chiến
đấu kìm chân được bầy xe tăng lớn đó ở giữa hai con sông Xây-mơ và Đê-
xna, phía Bắc Cô-nô-tốp và Ba-khơ-ma-tsơ. Bộ tư lệnh phương diện quân