CHIẾN TRANH ĐÃ BẮT ĐẦU NHƯ THẾ - Trang 342

chiếm lấy bàn đạp ở khu vực Vi-bli-a. Đồng thời, những sư đoàn của tập
đoàn quân 6 Đức lại tăng cường sức ép từ phía bàn đạp Ô-cu-ni-nô-vô rủi
ro. Đến ngày 5 tháng Chín, chúng đột phá tới làng Mắc-xim, nơi có bến
vượt sông Đê-xna. Nếu lúc này, bọn phát-xít vượt được sông ở nơi đây, thì
chúng sẽ có khả năng hội quân được với những đơn vị của chúng đã đi
vòng qua Tséc-ni-gốp từ phía Đông, và khi đó, những lực lượng chủ yếu
của tập đoàn quân 5 của chúng ta sẽ bị cắt khỏi những đơn vị khác của
phương diện quân. Thế nhưng nhờ những cố gắng lớn lao, các chiến sĩ và
cán bộ sư đoàn bộ binh 228 của đại tá V. Gh. Tséc-nốp đã phá vỡ được ý
định vượt sông của địch. Chỉ tiếc rằng điều đó vẫn không loại trừ được mối
nguy cơ. Chúng còn khả năng tiến tới Tséc-ni-gốp theo bờ Tây sông Đên-
xna và cắt đường rút lui của các sư đoàn thuộc quân đoàn bộ binh 31.

Địch vẫn giữ vững bàn đạp ở khu vực Vi-bli-a. Những đơn vị Đức ở đây

đã kịp bám chắc vào mảnh đất này. Còn chúng tôi thì không đủ sức để hất
nổi chúng. Nhiều đợt phản kích của hai tiểu đoàn thuộc sư đoàn bộ binh 62
và của những phân đội thuộc lữ đoàn đổ bộ đường không 204 được điều
động tới đây, đều không có kết quả. Không quân địch luôn luôn uy hiếp
trên trận địa để kìm chân bộ đội ta. Tướng Pô-ta-pốp lệnh cho quân đoàn
trưởng quân đoàn bộ binh 15 bằng bất kỳ giá nào cũng phải hất địch sang
bên kia sông Đê-xna. Đại tá M. I. Blan-cơ đích thân chỉ huy cuộc phản
kích. Các phân đội bị tổn thất lớn, Blan-cơ hy sinh, còn bàn đạp vẫn nằm
trong tay địch.

Đã đến lúc cần phải rút tập đoàn quân 5 sang bên kia sông Đê-xna, thu

hẹp tuyến mặt trận và sử dụng đến lực lượng dự bị để cải thiện tình hình tác
chiến của tập đoàn quân, nhưng tướng Pô-ta-pốp lại chỉ được phép uốn
thẳng tuyến phòng ngự của quân đoàn bộ binh 31. Biện pháp này không
làm hay đổi được về cơ bản hình thái của tập đoàn quân.

Đánh giá đúng tình hình, ngày 4 tháng Chín, tổng tư lệnh bộ đội hướng

Tây – Nam báo cáo lên Đại bản doanh là địch đã tạo nên ở các bên sườn
Phương diện quân Tây – Nam một hình thái đánh vu hồi và uy hiếp đột
nhập vào sau lưng bộ đội phương diện quân. Do đó, X. M. Bu-đi-ôn-nưi đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.