nhiệm vụ chiến đấu, không chờ sư đoàn cơ giới 7. Ri-a-bư-sép đề nghị cho
không quân chi viện quân đoàn và yểm hộ sườn phải của đồng chí.
Hầu như cùng lúc ấy, tướng Các-pê-dô đề nghị hoãn thời điểm bắt đầu
tiến công để chờ sư đoàn xe tăng 8. Đồng chí cho biết các binh đội thuộc
quân đoàn đồng chí bị tổn thất nặng qua ba ngày chiến đấu căng thẳng, và
nếu tiến công sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Quân đoàn trưởng hỏi bao giờ sư đoàn xe tăng 8 sẽ đến, đồng chí đặt rất
nhiều hy vọng vào sư đoàn này. Nhưng đồng chí đành phải thất vọng. Sư
đoàn xe tăng 8, theo hướng Mu-dư-tsen-cô thông báo cho chúng tôi biết,
chỉ mới bắt đầu cơ động rời khỏi vùng phía Tây Lơ-vốp. Sớm nhất cũng
phải mất một ngày một đêm nữa mới tới.
Nắm được tất cả những điều đó, Kiếc-pô-nô-xơ không muốn thay đổi
quyết tâm đã hạ lệnh điện cho Các-pê-dô: “Hãy chấp hành mệnh lệnh”.
Sáng sớm cùng ngày hôm đó, tướng Pô-ta-pốp, tư lệnh tập đoàn quân 5,
báo tin rằng không phải tất cả các sư đoàn thuộc quân đoàn cơ giới 9 và 19
sau những chặng đường hành quân vất vả đều kịp tập trung và chuẩn bị tiến
công vào Đúp-nô theo thời gian đã định. Theo tính toán của đồng chí,
những quân đoàn này phải đến trưa mới có thể chuyển sang tiến công được.
Tư lệnh phương diện quân vốn biết rõ tình hình ngày thêm phức tạp,
buộc phải yêu cầu Pô-ta-pốp áp dụng mọi biện pháp để kịp thời đưa các
quân đoàn cơ giới vào tiến công. Có thể dễ hiểu về tư lệnh: nếu không làm
như vậy thì một lần nữa chỉ có một bộ phận lực lượng sẽ phản đột kích vào
các sư đoàn xe tăng và cơ giới của tướng Clai-xtơ đang lao nhanh về phía
Đông.
Sáng sớm, quân đoàn cơ giới 8 của tướng Ri-a-bư-xép công kích địch
bằng lực lượng các sư đoàn xe tăng 12 và 34 do tướng T. A. Mi-sa-nin và
đại tá I. V. Va-xi-li-ép chỉ huy. Các sư đoàn này phải đương đầu với những
binh đoàn còn sung sức của quân đoàn cơ giới 48 Đức, trong đó có sư đoàn
xe tăng 16. Địch chiếm ưu thế về lực lượng, nhưng chúng vẫn không chịu
nổi đòn đột kích của xe tăng xô-viết, phải lùi lại. Tướng Đ. I. Ri-a-bư-xép,