Họ đã bắt đầu tiến công chưa? Tiến công phát triển ra sao? Tôi không thể
trả lời tham mưu trưởng phương diện quân về bất kỳ câu hỏi nào trên đây.
Những cán bộ có năng lực nhất của phòng tác chiến được phái xuống đơn
vị. Nhưng khi nào họ mới trở về… Lúc này, chỉ tướng A-xta-khốp là có
một vài tin cho chúng tôi: chiến sĩ lái của đồng chí trông thấy những trận
chiến đấu ác liệt đang diễn ra ở đâu. Nhưng từ trên cao, họ phân tích rắt
khó khăn: ranh giới chiến tuyến không rõ, ở một số nơi, các binh đội của ta
và địch cài răng lược với nhau.
Không cần nói gì hơn nữa là trong những điều kiện như thế, việc chỉ huy
các đơn vị tản mát trên một khoảng cách rất rộng khó khăn biết nhường
nào. Song bộ tham mưu phương diện quân không hề bồi rối. Đặc biệt là
địch cũng nhận ra điều đó. Ngày 27 tháng Sáu, Han-đe, tổng tham mưu
trưởng lục quân Đức, khi tổng kết năm ngày chiến tranh đã ghi trong nhật
ký:
“Đối phương đang chiến đấu với cụm tập đoàn quân “Nam” được chỉ
huy chặt chẽ và kiên quyết. Đối phương luôn luôn kéo từ phía Nam lên
những lực lượng mới để đối phó với mũi xe tăng thọc sâu của ta”.
Và đây là những gì tướng Gốt, nguyên tư lệnh cụm xe tăng Đức 3, viết
trong hồi ký của y:
“Cụm “Nam” chật vật nhất. Các đơn vị đối phương phòng ngự ở phía
trước các binh đoàn thuộc cánh Bắc, bị đánh bật ra khỏi biên giới, nhưng
họ đã nhanh chóng hồi phục sau đòn đột kích bất ngờ, và phản đột kích
bằng những lực lượng dự bị và các đơn vị xe tăng đóng sâu ở bên trong, họ
đã chặn được các đơn vị Đức tiến quân. Cụm xe tăng 1 được phối thuộc
vào tập đoàn quân 6 cho đến ngày 28 tháng Sáu vẫn không thực hiện được
đột phá có ý nghĩa chiến dịch. Trở ngại lớn trên đường tiến quân của các
đơn vị Đức là những đòn phản đột kích mạnh của đối phương”.
Như chúng ta thấy, ngay các tướng lĩnh phát-xít cũng buộc phải thú nhận
là các đơn vị Phương diện quân Tây – Nam đã hành động quân sự tích cực
nên kế hoạch của Hít-le định dùng những lực lượng chủ yếu của cụm tập
đoàn quân “Nam” đột phá mãnh liệt tới Ki-ép đã bị phá vỡ ngay trong