Mệnh lệnh từ Gi-tô-mia đòi chúng tôi phải về bộ tham mưu phương diện
quân, làm chúng tôi phải ngừng cuộc tìm kiếm. Lần này, dọc đường không
xảy ra chuyện gì. Chúng tôi tới ngoại vi Gi-tô-mia lúc trời mới hửng sáng.
Tôi thuộc hầu như từng hẻm phố của thành phố này, vì đã được sống ở đây
ba nắm hồi còn làm tham mưu trưởng sư đoàn kỵ binh 5.
Gi-tô-mia nằm trên hai bờ dựng đứng của con sông nhỏ Tê-tê-rép. Cũng
như phần lớn các thành phố U-cra-i-na, Gi-tô-mia chìm trong bóng cây.
Giờ đây, vòm cây xanh che khuất những khu nhà ở bị bom địch tàn phá một
cách dã man. Tôi tìm thấy ngay bộ tham mưu phương diện quân và báo cáo
với tướng Puốc-ca-ép những tin tức mới nhận được của các đơn vị và kể lại
những cố gắng uổng công tìm kiếm cơ quan tham mưu tập đoàn quân 6.
Cũng có thể nó đã bị xe tăng Đức tập kích ở Vô-lô-tsi-xcơ chăng? Giả
thuyết này khiến tham mưu trưởng lo lắng không kém gì tôi.
– Phải tiếp tục tìm kiếm.
Về đến phòng làm việc, tôi ngạc nhiên vì sự im ắng khác thường. Rời
máy điện thoại, các sĩ quan đang xúm quanh đồng chí phó trưởng phòng
phụ trách chính trị. Chính ủy tiểu đoàn đang đọc cho anh em nghe một văn
kiện. Tôi lắng nghe. “… Đây là sự nghiệp sống còn của Nhà nước xô-viết,
sự nghiệp sống còn của các dân tộc Liên Xô…” Những câu nói rành rọt,
xúc động về tình thế gay go trên chiến trường, về việc làm của mỗi người ở
hậu phương và tiền phương, về nhiệm vụ của họ trong cuộc chiến tranh
thiêng liêng chống bọn bọn phát-xít xâm lược.
Nội dung tư tưởng sâu sắc và táo bạo của bài nói khẳng định đó là tiếng
nói của Xta-lin.
– Gì thế? – tôi không kìm được nữa.
– Bài nói của đồng chí Xta-lin, - chỉnh ủy trả lời và cần thận để tờ giấy
vừa đọc sang bên cạnh.
Tôi say mê đọc: “Các đồng chí! Toàn thể đồng bào! Các anh chị em! Các
chiến sĩ quân đội và hải quân! Tôi đang nói với các bạn thân mến!”.