Puốc-ca-ép nhận xét địch muốn dột phá tới Ki-ép bằng bất kỳ giá nào và
âm mưu chiếm thành phố cùng những chiếc cầu bắc qua sông Đni-ép-rơ.
Tình hình đó khiến địch có khả năng đột kích dọc theo bờ phải sông Đni-
ép-rơ vào phía sau lực lượng chủ yếu không chỉ của phương diện quân
chúng tôi, mà của cả phương diện quân bạn, là Phương diện quân Nam.
Ngoài ra – và đó là điều chủ yếu, - sau khi chiếm được Ki-ép, địch có thể
thâm nhập vào Tả ngạn U-ra-i-na, liên lạc với cánh Nam cụm các tập đoàn
quân “Trung tâm” và như vậy, sẽ mở ra những viễn cảnh rộng lớn để tiếp
tục mở rộng cuộc chiến tranh chống Liên Xô.
Theo ý kiến của tham mưu trưởng phương diện quân, bộ tư lệnh cụm các
tập đoàn quân “Nam” đang cố lợi dụng ngay chiến quả của các đơn vị xe
tăng của tướng Clai-xtơ. Điều đặc biệt quan trọng đối với chúng ta trước
tình hình này là không chỉ giữ vững Ki-ép, mà còn không cho địch tiến tới
sông Đni-ép-rơ ở phía Nam Ki-ép.
Tướng Puốc-ca-ép chỉ nói tới những vấn đề quân sự. Song, tất cả chúng
tôi đều hiểu rõ rằng giữ được thủ đô U-cra-i-na có một ý nghĩa rất lớn về
chính trị. Rõ ràng, bộ chỉ huy Hít-le đánh chiếm U-cra-i-na không chỉ để
theo đuổi mục đích đơn thuần quân sự là đánh tan một trong những cánh
quân rất mạnh của Hồng quân. Bọn phát-xít muốn nhạnh chóng chiếm U-
cra-i-na còn vì những nguyên nhân khác không kém phần quan trọng.
Chúng mơ ước chiếm các tài nguyên phong phú của nước cộng hòa, như
lúa mì, quặng vùng Cri-vôi Rô-gơ, măng-gan vùng Ni-cô-pôn, than Đôn-
bát, công nghiệp luyện kim và công nghiệp hóa chất. Chúng muốn làm suy
yếu nhân dân U-cra-i-na, tách họ khỏi các dân tộc anh em khác và biến họ
thành nô lệ.
Khi lá cờ đỏ còn phấp phới trên thành phố Ki-ép thì bọn phát-xít khó mà
tính đến chuyện thực hiện được mục đích của chúng đối với U-cra-i-na. Và
khi Ki-ép, trái tim của nước cộng hòa còn đập thì quân phát-xít đừng hòng
tính đến chuyện chiếm đóng U-ra-i-na.
Chính vì thế mà Hội đồng quân sự phương diện quân rất quan tâm đến
việc quán triệt ý nghĩa quyết định của những trận đánh sắp triển khai ở