đang đóng gần Béc-đi-tép. Nhưng như vậy lại phải giảm bớt sức ép của
chúng tôi ở đây, mà địch nhất định sẽ lợi dụng tình huống đó để tập kích
vào sau lưng các lực lượng chủ yếu của phương diện quân.
– Quả là mạo hiểm, - Puốc-ca-ép nói. – Nhưng sẽ làm gì? Trong chiến
tranh, không mạo hiểm có được không. Hơn nữa, mệnh lệnh là mệnh lệnh.
Địa bản doanh cho rằng chúng ta phải tăng cường tập đoàn quân 6. Mà
ngoài quân đoàn cơ giới 16 ra, chúng ta không còn gì hơn nữa. Do đó, tư
lệnh quyết định chuyển cho Mu-dư-sen-cô quân đoàn này để đến 15 giờ
ngày mai sẽ đột kích vào Rô-ma-nốp-ca và đến tối sẽ bịt cửa mở ở phía Bắc
Nô-vưi Mi-rô-pôn.
– Còn đối với tập đoàn địch ở Béc-đi-tsép?
– Cụm quân của Ô-guốc-txốp sẽ chiến đấu với chúng như trước đây. Để
bảo đảm chỗ tiếp giáp giữa cụm quân của Ô-guốc-txốp và tập đoàn xung
kích của mình, Mu-dư-tsen-cô phát triển hai sư đoàn kỵ binh 14 và sư đoàn
cơ giới 240.
Tham mưu trưởng nói tiếp là Đại bản doanh yêu cầu tăng cường tập kích
vào các đơn vị địch đã đột phá ới gần Ki-ép. Vì vậy, tư lệnh đã ra lệnh xác
định nhiệm vụ sáng mai cho Pô-ta-pốp là phải kiên quyết tiếp tục cuộc tiến
công đã bắt đầu bằng các quân đoàn cơ giới và quân đoàn bộ binh 31, đồng
thời gấp rút chuẩn bị cho quân đoàn bộ binh 15 đột kích từ tuyến Cra-pi-
vơ-ni-a, Tuốc-tsin-ca xuống phía Nam, dọc theo đường cái Gi-tô-mia, và sư
đoàn bộ binh 87 (Sư đoàn bộ binh 87 đã thoát vây và tham gia đánh trả
cuộc tiến công của địch vào Ki-ép.) sẽ tập kích từ khu vực Ma-lin tới Ra-
đô-mư-slơ. Nhiệm vụ của các tập đoàn quân khác và khu vực cố thủ Ki-ép
vẫn như trước.
– I-van Khơ-ri-xtô-phô-rô-vích, đồng chí đã hiểu rõ chưa? Một giờ sau,
mọi mệnh lệnh và chỉ lệnh chiến đấu giử các đơn vị theo quyết định đó phải
có trên bàn tôi. Khẩn trương lên. À, - Puốc-ca-ép lại giữ tôi, - đồng chí đã
đọc nghị quyết mới của Hội đồng quốc phòng Nhà nước chưa? Đã thành
lập ba tổng tư lệnh: Bộ Tổng tư lệnh Tây – Bắc do Vô-rô-si-lốp lãnh đạo,
trực thuộc có các phương diện quân Bắc và Tây – Bắc; Bộ Tổng tư lệnh