đấu chống lính nhảy dù địch”.
Đến ngày 8 tháng Bảy đã thành lập được 13 tiểu đoàn xung kích với trên
ba nghìn rưởi người Ki-ép. Phần lớn họ là đảng viên và đoàn viên thanh
niên cộng sản.
Lời kêu gọi của Ủy ban trung ương Đảng cộng sản (bôn-sê-vích) U-cra-
i-na, Đoàn chủ tịch Xô-viết tối cao và Hội đồng bộ trưởng dân ủy nước
Cộng hòa gửi nhân dân U-cra-i-na ngày 7 tháng Bảy có tác dụng rất lớn
trong viện động viên nhân dân U-cra-ina đứng lên đấu tranh chống bọn
phát-xít.
“Đã đến lúc, - lời kêu gọi viết, - mỗi người cần xả thân để thực hiện đến
cùng nghĩa vụ thiêng liêng trước Tổ quốc, trước nhân dân. Quân thù xuất
hiện ở đâu thì chính nơi đó sẽ là mồ chôn chúng. Hãy để mỗi túp lều, mỗi
ngôi nhà, mỗi thành phố và mỗi xóm làng đều đem lại sự chết chóc cho bọn
ăn cướp Hít-le”.
Trong những ngày tháng Bảy nóng bỏng đó, tại các xí nghiệp, cơ quan ở
Ki-ép đều có những cuộc mít-tinh rầm rộ, quần chúng sôi nổi và xúc động
thảo luận làm sao để hưởng ứng tốt nhất lời kêu gọi đó. Các đồng chí lãnh
đạo Đảng và Chính phủ U-ra-i-na đã nói chuyện trước các cuộc mít-tinh
của đông đảo quần chúng.
Nhân dân lao động đồng thanh tuyên bố: “Chúng ta sẽ làm tất cả để đánh
bại bè lũ xâm lược đáng nguyền rủa”.
Tại một cuộc mít-tinh của nhà máy chế tạo đầu máy xe lửa, bác công
nhân P. C. Lu-ca-sê-vích đã nói lên tâm trạng của anh em công nhân như
sau: “Chúng tôi sẵn sáng vào bất kỳ lúc nào cầm súng thay cho đục và búa,
sẵn sàng ngồi vào xe tăng và đứng bên cỗ pháo”. Đó không phải là những
lời nói suông. Chỉ trong một thời gian ngắn, Ki-ép đã bổ sung cho Hồng
quân 20 vạn chiến sĩ và cán bộ chỉ huy. Và còn biết bao người đã gia nhập
dân quân, du kích!
Báo chí đã đăng bức thư của những công nhân Ki-ép ở lại lao động tại vị
trí của mình: