CHIẾN TRANH ĐÃ BẮT ĐẦU NHƯ THẾ - Trang 246

nơi đóng quân của ta, thêm nữa, đã kéo theo một chiếc xe tăng địch hầu
như còn nguyên vẹn. Khi chiếc CV được đưa đến xưởng sửa chữa, có tới
ba mươi vết lõm lớn ở ngoài vỏ thép và một viên đại xuyên thép của địch
cắm sâu vào vỏ thép ở phần dưới tháp xe.

Hành động anh dũng của các chiến sĩ và cán bộ chỉ huy sư đoàn xe tăng

10 được Chính phủ Liên Xô đánh giá cao. Ngay trong tháng Bảy năm 1941
đã có 109 chiến sĩ tăng được tặng thưởng huân chương và huy chương.

Sư đoàn trưởng Ô-guốc-txốp, một con người rất dũng cảm, từng tham

gia nội chiến, đã gặp số phận không may. Hồi đầu tháng Tám năm 1941,
đồng chí cùng những người còn lại của đơn vị hỗn hợp của mình bị địch
bao vây. Mãi chúng không khuất phục nổi một nhóm chiến sĩ do đồng chí
chỉ huy đã nhiều lần xông lên phản kích. Trong một trận đánh sau cùng,
tướng Ô-guốc-txốp bị dập thương nặng, ngất đi và đã bị địch bắt. Đồng chí
bị tống vào trại tù binh. Nhưng vết thương chưa lành, đồng chí đã tìm cách
vượt trại. Liên lạc với du kích và tham gia tất cả các cuộc tập kích táo bạo
nhất của đội du kích do Man-gie-vít-đe lãnh đạo. X. I-a. Ô-guốc-txốp đã
anh dũng hy sinh trong chiến dịch gần thành phố Tô-ma-súp.

Hoạt động của bộ đội ta ở vùng Béc-đi-tsép khiến bộ chỉ huy tối cao của

phát xít rất đau đầu. Sau chiến tranh, tôi có dịp đọc nhật ký của viên thượng
tướng Han-đe, nguyên tổng tham mưu trưởng lục quân Hít-le, viết hồi đó:
“Béc-đi-tsép: đối phương tiến công mạnh từ phía Nam và phía Đông nên sư
đoàn xe tăng 11 và sư đoàn cơ giới 60 buộc phải rút về phòng ngự. Sư đoàn
xe tăng 16 và sư đoàn cơ giới 16 tiến rất chậm”. Hai ngày sau, y viết thêm:
“Sư đoàn xe tăng 11 mất 2.000 người”.

Trong khi đó, các binh đoàn thuộc tập đoàn quân 5 của chúng ta chấp

hành mệnh lệnh của bộ tư lệnh phương diện quân đã chiến đấu kiên cường
để hội quân với bộ đội của tập đoàn quân 6. Các sư đoàn thuộc quân đoàn
cơ giới 19 của tướng N. V. Phê-cơ-len-cô anh dũng công kích địch. Sư đoàn
xe tăng 40 lúc này chỉ có khoảng gần ba chục xe tăng đã lao mạnh vào sau
lưng quân địch, khiến chúng bị rối loạn. Đặc biệt, thượng úy A. C. I-u-nát-
xki và trung úy I. M. Ô-xơ-kin hay sử dụng xe tăng T-34 của mình tập kích

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.