cắt đứt mọi đường. Bấy giờ, cán bộ quân y và dân y vẫn còn lại ở khu vực
này bắt đầu gấp rút thu nhặt anh em thương binh và tổ chức những viện
quân y bí mật. L. I. Pa-sen-cốp trân trọng nêu tên các giáo sư X. M. Khát-
giê-mi-rốp và G. Kh. Sa-khơ-ba-di-an, bác sĩ phẫu thuật C. X. Vê-li-ca-
nốp, trong số những người yêu nước đã cống hiến hết sức mình để phục hồi
sức khỏe cho anh em thương binh và giúp anh em thoát khỏi bị bắt làm tù
binh. Họ đã giúp không biết bao nhiều chiến sĩ và sĩ quan trở về được với
đội ngũ như vậy!
Vào mùa hè và đầu thu năm 1941, các chiến sĩ và cán bộ chỉ huy Phương
diện quân Tây – Nam đã gây cho bọn phát-xít Đức xâm lược những thiệt
hại không thể bù đắp nổi, thu hút về mình một lực lượng lớn các tập đoàn
quân địch. Bộ đội của phương diện quân đã uy hiếp trong một thời gian khá
dài sườn Nam cụm các tập đoàn quân “Trung tâm” lúc ấy đã thọc sâu sang
phía Đông. Chính tình hình đó buộc Hít-le hồi cuối tháng Tám phải tập
trung những nỗ lực chủ yếu của quân Đức vào hướng Ki-ép. Chỉ nhờ có ưu
thế rất lớn về lực lượng, nhất là về xe tăng và không quân, và phải trả giá
bằng những tổn thất lớn, chúng mới giành được kết quả ở đây. Tinh thần
kiên định và chủ nghĩa anh hùng của các chiến sĩ Phương diện quân Tây –
Nam đã góp phần quan trọng làm thất bại kế hoạch “chiến tranh chớp
nhoáng” của Hít-le và, không nghi ngờ gì nữa, đã tác động đáng kể đến sự
phát triển của những sự kiện tiếp sau trong chiến dịch ở gần Mát-xcơ-va.