nỗi gian truân, vất vả, các đồng chí đã trở về được với đồng đội, trong đó
có các tướng Đô-bư-kin, Đan-ni-lốp và Pa-ni-u-khốp, trung tá Glê-bốp và
nhiều đồng chí khác. Tướng Tu-pi-cốp không trở về với anh em – đồng chí
đã hy sinh khi hai bên bắn nhau ở gầm xóm Ốp-đi-ép-ca, cách khu rừng Su-
mây-cô-vô hai ki-lô-mét.
Năm 1943, sau khi giải phóng Tả ngạn U-cra-i-na, chúng tôi mới biết rõ
số phận của những đồng chí không ra thoát khỏi khu rừng. Nhân dân những
xóm quanh vùng kể lại hai bên còn bắn nhau trong rừng hơn một ngày nữa.
Ngày 24 tháng Chín, khi mọi vật trở lại yên tĩnh và bọn Hít-le đã bỏ đi, bà
con nông trang tới nơi xảy ra trận đánh. Họ thấy thi thể bất động của các
chiến sĩ và chỉ huy xô-viết, tuy hy sinh những vẫn nắm chắc vũ khí. Các
băng đạn súng lục và súng trường không còn lấy một viên.
Ngày nay, ở đây, trên nấm mồ chung sừng sững tượng đài người chiến sĩ
xô-viết hùng dũng cầm khẩu tiểu liên. Còn ở chỗ mạch nước dựng lên một
tấm bia bằng đá cẩm thạch với dòng chữ: “Tại đây, ngày 20 tháng Chín
năm 1941 đã anh dũng hy sinh tư lệnh Phương diện quân Tây – Nam
thượng tướng Kiếc-pô-nô-xơ M. P.”.
Năm 1943, di hài các tướng Kiếc-pô-nô-xơ và Tu-pi-cốp được chuyển về
Ki-ép, mai táng tại công viên Vinh quang bất diệt ở chân đài đồ sộ, cạnh
mộ Chiến sĩ vô danh với Ngọn lửa vĩnh cửu, tượng trưng cho những chiến
công bất tử vì nhân dân.
Trong những năm chiến tranh cũng như khi chiến tranh đã kết thúc,
chúng tôi, những người tham gia các sự kiện đau thương này, không thể xác
minh được hoàntoàn chính xác việc ủy viên Hội đồng quân sự phương diện
quân, người con ưu tú của nhân dân U-cra-i-na là M. A. Buốc-mi-xten-cô
đã hy sinh ở đâu và trong hoàn cảnh nào. Song, chúng tôi tin chắc rằng
đồng chí đã hiến dâng cả cuộc đời mình trong trận đánh không cân sức với
bọn phát-xít ở gần khu rừng Su-mây-cô-vô. Ở giai đoạn cuối những trận
đánh tại khu vực này có tính chất từng ổ, nên chắc rằng Buốc-mi-xten-cô
đã anh dũng ngã xuống trong một trận giao chiến ác liệt, và không ai nhận
ra đồng chí vì không mặc quân phục có cấp hiệu.